Nam Đông: Phát huy vai trò già làng, trưởng bản trong công tác giảm nghèo
(LĐXH) - Nam Đông là một trong hai huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế có 10 xã, thị trấn trong đó có 06 xã định canh định cư) gồm 7.058 hộ với 28.353 khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 43,85% dân số toàn huyện; đời sống của đại bộ phận nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp nên còn gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, giá cả bấp bênh; trình độ dân trí không đồng điều giữa các xã, giữa các dân tộc cùng chung sống trên địa bàn huyện.
Thời gian qua, với quyết tâm cao, những giải pháp cụ thể, sát thực tế, công tác giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh của huyện miền núi Nam Đông đã đạt được những kết quả quan trọng góp phần hoàn thành tốt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Huyện Nam Đông đã tập trung ưu tiên đầu tư cho các xã khó khăn, các địa phương ưu tiên đầu tư, hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số theo hướng tập trung, không giàn trải, trong đó phương châm giảm nghèo theo địa chỉ đã cho thấy hiệu quả, khi giảm được tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện từ 8,62% tương đương 613 hộ xuống còn 5,3%, tương đương 380 hộ (giảm 3,32%); đối với 02 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao giảm trên 9%, trong đó: Xã Thượng Long giảm 9,21%; xã Hương Hữu tỷ lệ hộ nghèo giảm khoảng 13%. Từ kết quả trên, năm 2023, huyện Nam Đông đặt ra mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều còn 5,2% (trong đó hộ nghèo 3,2%, hộ cận nghèo 2%); xây dựng huyện đạt 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới; xây dựng 9/9 xã đạt chuẩn 19/19 tiêu chí xã nông thôn mới... Đồng thời, thực hiện có hiệu quả “Ngày chủ nhật xanh”, phát động phong trào thi đua “Mỗi tuần một tuyến đường”, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư về việc bảo vệ và xây dựng môi trường xanh - sạch - sáng.
Tuy nhiên, giai đoạn 2021 – 2025, nhận định công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện sẽ gặp phải những khó khăn, thách thức. Một bộ phận nhân dân, đặc biệt là người nghèo chưa nhận thức đúng về trách nhiệm của chính mình, còn trông chờ, thiếu quyết tâm vươn lên thoát nghèo. Tính bền vững của một số hộ thoát nghèo qua các năm chưa cao, do chất lượng cuộc sống còn hạn chế, vẫn còn một số bộ phận dân cư có nguy cơ tái nghèo nhất là các xã định canh định cư do thiếu việc làm và việc làm không ổn định, thu nhập thấp, không có hoặc không biết tích lũy. Số hộ tuy không thuộc hộ nghèo nhưng thu nhập và mức sống sát với chuẩn nghèo sẽ gây khó khăn cho những năm tiếp theo. Sản phẩm nông sản làm ra bán giá thấp, bên cạnh đó cao su và keo là cây chủ lực để giải quyết việc làm, giảm nghèo. Tuy nhiên, trong năm 2020 do bị thiệt hại bởi bão lũ dự báo trong giai đoạn tới sẽ rất khó khăn trong việc giải quyết việc làm và giảm nghèo. Mức chuẩn nghèo của giai đoạn 2021-2025 dự kiến cao gấp 2 lần dự kiến tăng vào năm cuối năm 2021) so với chuẩn của giai đoạn 201 - 2020 do vậy, khả năng tỷ lệ hộ nghèo của huyện sẽ cao hơn nhiều so với hiện tại, đây được coi là thách thức không hề nhỏ trong công tác chỉ đạo thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn
Ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: Nam Đông là một trong những địa phương góp phần rất tích cực, quan trọng trong việc kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo của toàn tỉnh, vì thế huyện cần huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là người dân đối với công tác giảm nghèo bền vững; tập trung chỉ đạo rà soát thực trạng hộ nghèo, xác định nguyên nhân nghèo và xây dựng phương án thoát nghèo cụ thể cho từng hộ nghèo. Việc đã thực hiện được việc xóa nhà tạm cho hộ nghèo, thì làm sao để không xuất hiện nhà tạm mới; Nam Đông có điều kiện thuận lợi để tạo việc làm cho hộ nghèo có thu nhập ổn định và vấn đề là làm sao để người dân có ý chí thoát nghèo. Các trưởng họ, trưởng tộc, già làng, trưởng thôn, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số phải làm gương, đi đầu trong các phong trào, phải khơi dậy được ý chí tự lực, tự cường của người dân, các hộ nghèo trong dòng họ; mỗi dòng họ, già làng, trưởng bản cần phát huy vai trò là “cầu nối”, chung tay cùng cấp ủy, chính quyền địa phương động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho các gia đình trong dòng họ nỗ lực vươn lên thoát nghèo; xây dựng bản, làng xanh, sạch, sáng, văn minh, cuộc sống yên bình, ấm no.
Hà Giang
TIN LIÊN QUAN
Từ khóa:
-
Chương trình "Tết cho trẻ em nghèo" trao tặng hàng chục suất quà cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn
12-01-2025 20:07 40
-
Hà Nội: Chợ đồ cũ Vạn Phúc sầm uất, tiểu thương vẫn gặp khó
12-01-2025 13:33 05
-
Hà Nội: Tiếp tục phối hợp triển khai có hiệu quả công tác uỷ thác cho vay tín dụng chính sách xã hội
12-01-2025 13:32 51
-
Hoa quả Phương Toản tặng bánh chưng cho khách hàng dịp Tết Nguyên đán 2025
09-01-2025 18:18 06
-
Ninh Thuận: Đa dạng các hoạt động chăm lo Tết cho người nghèo
09-01-2025 15:38 18
-
Chiếc Jaecoo J7 PHEV Nguyễn Xuân Son được tặng có gì đặc biệt?
09-01-2025 15:37 47
English Review
Many important results in vocational training in Vietnam
English Review | 07-01-2025 14:13 46