Nâng cao quyền năng giới, tính bền vững và huy động nguồn lực
(LĐXH) – Nhằm hưởng ứng chiến dịch toàn cầu hàng năm “16 ngày chống bạo lực trên cơ sở giới”, Chương trình các kế hoạch về Giới thuộc Kế hoạch Colombo và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị đầu mối Giới lần thứ 4 với chủ đề Nâng cao quyền năng giới, tính bền vững và huy động nguồn lực...
Đây được xem là hoạt động thường niên của Chương trình các vấn đề về giới thuộc kế hoạch Colombo bắt đầu vào năm 2016 để tăng cường vận động cho các vấn đề toàn cầu và khu vực liên quan đến phụ nữ và trẻ em.
Tham dự hội nghị có các đại biểu là các đầu mối giới đến từ 17 nước Afghanistan, Bangladesh, Bhutan, Fiji, Indonesia, Iran, Hàn Quốc, Lào, Malaysia, Maldives, Myanmar, Nepal, Pakistan, Philippines, Sri Lanka, Thái Lan, Mỹ, Việt Nam cùng các đại diện của một số Đại sứ quán, tổ chức quốc tế, cơ quan Liên hợp quốc, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực giới tại Việt Nam.Kế hoạch Colombo là một trong những tổ chức liên chính phủ lâu đời nhất trên thế giới. Ý tưởng về tổ chức này được ấp ủ từ năm 1950 và sau đó được hiện thực hóa ngày 1/7/1951 khi Kế hoạch Colombo được chính thức thành lập bởi các quốc gia: Australia, Canada, Ấn Độ, Pakistan, New Zealand, Sri Lanka và Vương quốc Anh, hiện đã mở rộng ra 27 nước trên toàn thế giới.
Với chủ đề “Nâng cao quyền năng giới, tính bền vững và huy động nguồn lực”, Hội nghị năm nay là diễn đàn để các đầu mối Giới thảo luận các vấn đề cấp bách trên toàn cầu và khu vực ảnh hưởng đến các nhóm dễ bị tổn thương là phụ nữ và trẻ em. Theo đó, tính bền vững và huy động nguồn lực sẽ được đưa vào chương trình Hội nghị nhằm đảm bảo tính lâu dài của các hệ thống và tổ chức viện trợ đã được thiết lập.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Lê Tấn Dũng cho biết: Trong những năm qua, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội luôn cộng tác và phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngnafh, cơ quan trung ương, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức liên chính phủ và Phi chính phủ trong việc tổ chức triển khai thực hiện luật pháp, chính sách về bình đẳng giới và nâng cao quyền năng của phụ nữ. Đồng thời, ban hành nhiều văn bản hướng dẫn các Bộ ngành, địa phương thực hiện công tác bình đẳng giới để đảm bảo đạt được các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới theo qui định. Với những thành tựu đã đạt được, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nữ tham gia đại biểu Quốc hội ở mức cao trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (27,06%) và là nước lần đầu tiên có nữ Chủ tịch Quốc Hội. Đặc biệt, chương trình nghị sự về Giới của kế hoạch Colombo cũng là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam trong quá trình thực hiện thành công các mục tiêu về bình đẳng giới mà Việt Nam đã và đang thực hiện.
Các dự án ban đầu của chương trình các vấn đề về giới tập trung vào Afghanistan, đặc biệt là Qũy Bảo vệ phụ nữ Afghanistan, hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực trên cơ sở giới và Quỹ trung tâm hỗ trợ trẻ em Afghanistan, hỗ trợ cho trẻ em của các gia đình có bố mẹ bị giam giữ. Các dự án Afghanistan đang được triển khai và đã mở rộng sang các tỉnh khác kể từ khi bắt đầu chương tringh đến nay. Từ năm 2014, Chương trình giới cũng đã được mở rộng sang Indonesia, Sri Lanka và Việt Nam với kế hoạch mở rộng hỗ trợ và tạo cơ hội hợp tác để giúp đỡ phụ nữ, nam giới, trẻ em trai và trẻ em gái dễ bị tổn thương.
Hội nghị sẽ tập trung vào các chủ đề như: Nâng cao quyền năng giới, Tính bền vững và Huy động nguồn lực; Phòng chống và ứng phó với bạo lưc trên cơ sở giới (bao gồm việc huy động và sự tham gia của nam giới và trẻ em trai vào giải quyết bạo lực trên cơ sở giới, giải quyết nạn tảo hôn và hôn nhân ép buộc, công bằng giới – Tăng cường thực thi công lý); Bảo vệ và phát triển trẻ em (chăm sóc toàn diện cho trẻ khuyết tật; tội phạm mạng: Moi trường thân thiện cho trẻ em; sức khỏe và an ninh dinh dưỡng cho trẻ em); ứng phó với thảm họa khí hậu và sự ảnh hưởng tới phụ nữ và trẻ em cũng như phụ nữ bản địa…
Theo bà Tooba Mayel, Giám đốc Chương trình Giới, kế hoạch Colombo, với các chuyên gia mới được tuyển dụng gia nhập đội ngũ nhân vien cao cấp tại Colmbo, chương trình sẽ giới thiệu Chiến lược CPGAP và hướng tới mở rộng các chương trình về giới hiện nay và một tương lai bền vững cho các tổ chức hỗ trợ các vấn đề liên quan đến Giới, tập trung vào phụ nữ, trẻ em và các cộng đồng dễ bị tổn thương khác; Tác động của giám sát và đánh giá và học thuyết thay đổi 2020. Đặc biệt, sự tham gia và cam kết của mỗi quốc gia thành viên là rất cần thiết và sẽ góp phần vào chiến lược tổng thể để mở rộng và cải thiên việc trao quyền và lồng ghép giới được thúc đẩy bởi chương trình Giới của Kế hoạch Colombo
Kế hoạch Colombo hoạt động trên cơ sở hợp tác để tự lực và giúp đỡ lẫn nhau nhằm tăng cường sự phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia thành viên. Chương trình các vấn đề về Giới là một chương trình khá mới của Kế hoạch Colombo bắt đầu từ năm 2014 để tập trung vào các vấn đề liên quan đến giới cũng như quyền và bảo vệ trẻ em.
Hà Giang
Từ khóa:
-
Ông Nguyễn Văn Khang - Thành công kinh doanh gắn liền với tấm lòng nhân ái
22-11-2024 18:34 22
-
LC Foods nhiều hoạt động lan tỏa yêu thương tới trẻ em nghèo
22-11-2024 18:20 22
-
Ổn định việc làm trao cơ hội và động lực giảm nghèo cho người dân ở Kim Bôi
22-11-2024 18:20 18
-
Đắk Nông: Phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2024
21-11-2024 08:58 53
-
Chi nhánh NHCSXH Hà Nội chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ đồng bào khó khăn sau bão
20-11-2024 14:36 55
-
Khánh thành và bàn giao công trình xây dựng nhà nội trú cho ngôi trường tại huyện vùng cao Bắc Mê
19-11-2024 19:05 09
- Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương về đánh giá 30 năm thực hiện Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh
- Hành trình gieo mầm tri thức của cô giáo Nguyễn Thị Thu Hương
- Ninh Thuận phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới