Nhiều vi phạm nghiêm trọng bị phanh phui
Trong bối cảnh Tết Nguyên đán đang đến gần, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm lại một lần nữa trở thành mối quan ngại lớn. Hàng loạt vụ vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm đã bị phanh phui, khiến người tiêu dùng không khỏi bất an.
Một trong những vụ việc gây xôn xao dư luận thời gian qua là cơ sở sản xuất bánh cốm Nguyên Ninh (số 11 Hàng Than, Hà Nội) bị phạt 40 triệu đồng do mắc 4 sai phạm về an toàn thực phẩm.
Cơ sở này hoạt động trong khu bếp gia đình xuống cấp, nền nhà ẩm mốc, cống rãnh hở đầy rác thải, quần áo phơi trong khu chế biến. Dụng cụ sản xuất bẩn, nhà vệ sinh sát khu sơ chế, xuất hiện côn trùng và phân động vật. Cơ sở này đã bị tạm dừng hoạt động sau khi các đoàn kiểm tra phát hiện.

Một vụ việc khác, càng làm gia tăng mối lo ngại về thực phẩm không an toàn là vụ các đối tượng tại Đắk Lắk, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh đã đồng loạt kiểm tra sáu cơ sở sản xuất giá đỗ trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. Trong đó, có hai cơ sở của đối tượng Lâm Văn Đạo sinh năm 1990, trú tại xã Ea Tu; hai cơ sở của đối tượng Vũ Duy Tư sinh năm 1991; một cơ sở của Nguyễn Văn Quynh sinh năm 1973 và một cơ sở của Nguyễn Văn Hảo sinh năm 1988 cùng ở phường Tân Hòa, thành phố Buôn Ma Thuột.
Các đối tượng đã dùng hóa chất độc hại 6-Benzylaminopurine để sản xuất giá đỗ, gây nguy cơ nghiêm trọng cho sức khỏe như dị tật thai nhi, thậm chí tử vong. Lực lượng chức năng đã khởi tố 4 bị can và thu giữ 2.900 tấn giá đỗ nhiễm độc.
Hai vụ việc trên chỉ là phần nổi của tảng băng chìm về thực phẩm bẩn. Nỗi lo ngày càng lớn khi nhiều người tiêu dùng tự hỏi, nếu mua phải thực phẩm kém chất lượng, họ có quyền khởi kiện đòi bồi thường không? Mức bồi thường được tính thế nào? Những câu hỏi này đang day dứt giữa bối cảnh an toàn thực phẩm trở thành mối quan ngại chung.
Người tiêu dùng được bồi thường như thế nào?
Trao đổi với PV, Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Giám đốc Công ty Luật Thiện Duyên (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) cho biết: “Người tiêu dùng hoàn toàn có quyền khởi kiện nếu mua phải hàng giả, hàng nhái, hoặc sản phẩm không rõ nguồn gốc, gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe, hay tính mạng.”
Theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 (Khoản 5, Điều 4), người tiêu dùng có quyền yêu cầu bồi thường khi sản phẩm có khuyết tật, không đảm bảo chất lượng hoặc vi phạm cam kết của người bán. Bộ luật Dân sự 2015 (Điều 608) cũng quy định, các tổ chức, cá nhân kinh doanh gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại thực tế.
Để bảo vệ quyền lợi, Luật sư Hùng hướng dẫn người tiêu dùng cần: Người tiêu dùng cần liên hệ bên bán hàng để yêu cầu đổi, hoàn tiền hoặc bồi thường; Báo cáo cơ quan chức năng như quản lý thị trường hoặc công an. Bên cạnh đó, cũng cần thu thập các bằng chứng liên quan, gồm hóa đơn, sản phẩm, và thiệt hại thực tế, để làm căn cứ nếu khởi kiện.
Xuân Đoàn
-
Quảng Nam: Quảng bá, xúc tiến du lịch và giới thiệu chương trình ưu đãi thu hút khách du lịch tại TPHCM đến địa phương
05-04-2025 19:27 28 -
ABBank triển khai gói tài trợ thúc đẩy phát triển bền vững ngành điện
04-04-2025 23:32 28 -
Hội đồng Thương mại và Công nghệ Toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) làm việc với Công ty TNHH sản xuất mỹ phẩm Anh Đào
03-04-2025 22:54 01
- FASO VIỆT NAM giới thiệu nước gạo không đường lạ lẫm với người dân thủ đô tại VIETNAM EXPO 2025
- Tổng Công ty Điện lực miền Nam: Đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân
- Triển lãm VietAd và Vietnam Smart Display 2025 tại Hà Nội: Cơ hội tiếp cận các công nghệ tiên tiến và tìm kiếm đối tác của các doanh nghiệp ngành quảng cáo
-
Nestlé MILO tiếp tục đồng hành cùng Tiền Phong Marathon 2025, lan tỏa ý chí bền bỉ
31-03-2025 09:03 01 -
Hành trình từ tay trắng đến ông chủ doanh nghiệp gỗ triệu đô: Câu chuyện vượt khó của người con xứ Thanh
28-03-2025 17:09 37 -
Tại sao nhà đầu tư cá nhân ưa chuộng bất động sản vùng ven khu công nghiệp?
28-03-2025 16:34 18