Nhân rộng mô hình trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực tại Việt Nam
(LĐXH) - Ngày 25/5 tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH) phối hợp với Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA) và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tổ chức Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm trong việc vận hành và nhân rộng mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực tại Việt Nam”.
Bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam phát biểu tại Hội thảo
Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án Giai đoạn chuyển tiếp của UNFPA: “Các hoạt động tiếp nối Dự án Xây dựng mô hình ứng phó với bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam, được thực hiện từ tháng 7/2022 đến tháng 6/2023,” do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tài trợ, nhằm đảm bảo tính bền vững của mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa, hay “Ngôi nhà Ánh Dương”, tại Việt Nam.
Giai đoạn 2019-2021, với sự tài trợ từ KOICA cùng sự hỗ trợ kỹ thuật của UNFPA, sự tham gia tổ chức, phối hợp thực hiện giữa Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, các cơ quan, tổ chức liên quan, lần đầu tiên Mô hình một cửa cung cấp dịch vụ phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái đã được triển khai tại Việt Nam (có tên là Ngôi Nhà Ánh Dương thuộc Trung tâm công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh). Mô hình này đã được đông đảo các tỉnh, thành trong nước đến tham quan, học tập kinh nghiệm. Năm 2022, mặc dù dự án đã kết thúc song KOICA vẫn tiếp tục hỗ trợ để duy trì mô hình này để các hoạt động tiếp cận, trợ giúp nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới tại Quảng Ninh không bị gián đoạn.
Được thành lập tại Quảng Ninh vào tháng 4/2020 thông qua dự án “Xây dựng mô hình ứng phó với bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam” do KOICA tài trợ giai đoạn 2017-2021 với tổng kinh phí 2,5 triệu Đô la Mỹ. Sau hơn 2 năm thành lập và đưa vào hoạt động, mô hình Ngôi Nhà Ánh Dương thuộc Trung tâm công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh đã khẳng định được hiệu quả, tính ưu việt trong việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho người bị bạo lực trên cơ sở giới.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà đánh giá cao những đóng góp này của KOICA và UNFPA và coi việc vận hành cũng như nhân rộng Ngôi nhà Ánh Dương là một biện pháp quan trọng trong công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, là điểm sáng góp phần thực hiện hiệu quả các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới và là căn cứ thực tiễn quan trọng trong việc xây dựng chính sách về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.
Ông Lê Khánh Lương, Vụ trưởng Vụ bình Đẳng giới phát biểu tại Hội nghị
Ông Cho Han-Deog, Giám đốc quốc gia của KOICA Việt Nam cho biết: “KOICA xem bình đẳng giới là một nội dung tích hợp trong các chương trình và dự án hỗ trợ phát triển chính thức của mình. KOICA, UNFPA và Chính phủ Việt Nam đã triển khai và hoàn thành xuất sắc Dự án xây dựng mô hình ứng phó với bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020. Trong khuôn khổ dự án, Trung tâm dịch vụ một cửa đầu tiên - Ngôi nhà Ánh Dương đã được xây dựng tại tỉnh Quảng Ninh năm 2020 nhằm cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tích hợp cho người bị bạo lực trên cơ sở giới tại Việt Nam. Mô hình đã và đang thành công trong việc góp phần mang lại niềm hy vọng cho những người bị bạo lực, vì vậy, KOICA sẵn sàng tiếp tục đầu tư thêm 5 triệu Đô la Mỹ để nhân rộng mô hình tại hai tỉnh Hà Tĩnh và Khánh Hòa trong những năm tới.”
Tính đến nay, 4 Ngôi nhà Ánh Dương đã hỗ trợ trực tiếp cho hơn 60 người bị BLG tại Ngôi Nhà Ánh Dương và gần 1.100 người bị bạo lực trên cơ sở giới tại cộng đồng. Ngoài ra, đường dây nóng của các Ngôi nhà Ánh Dương đã tiếp nhận, tư vấn và hỗ trợ cho hơn 20.000 cuộc gọi từ người bị bạo lực.
Các đại biểu tham dự Hội thảo
Theo Bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam, việc giới thiệu mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa là nhằm phát hiện, ngăn chặn hành vi bạo lực và hỗ trợ cho những người bị bạo lực. Bà Naomi Kitahara khẳng định rằng: “Mặc dù 4 Ngôi nhà Ánh Dương đang hoạt động hiệu quả, song nhu cầu hỗ trợ người bị BLG vẫn còn rất cao. Do đó, UNFPA kêu gọi nhân rộng mô hình cơ sở hỗ trợ an toàn và đáng tin cậy này đến các tỉnh, thành phố khác trong cả nước. Tại Việt Nam, UNFPA muốn đảm bảo rằng tất cả phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam, bao gồm cả những đối tượng dễ bị tổn thương nhất, có quyền được sống một cuộc sống không có bạo lực và không bị tổn hại về nhân phẩm. Phụ nữ và trẻ em gái sẽ không bị bỏ lại phía sau trong nỗ lực thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững đến năm 2030.”
Toàn cảnh buổi Hội thảo
Tại Hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ những khó khăn cũng như kinh nghiệm, cách làm và đề xuất các giải pháp, sáng kiến nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, vận hành cũng như nhân rộng mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực tại Việt Nam
Kế thừa và phát huy truyền thống hợp tác chặt chẽ, thân thiết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hàn Quốc cũng như Quỹ Dân số Liên hợp quốc và các nước, các tổ chức quốc tế, Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà bày tỏ mong muốn Việt Nam sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ, hợp tác của các tổ chức quốc tế trong quá trình thực hiện các mục tiêu về bình đẳng giới, nâng cao quyền năng cho phụ nữ và sẽ có thêm nhiều mô hình mới được triển khai trong thời gian tới để người bị bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực sớm được tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ toàn diện và tốt nhất.
Hà Giang
TIN LIÊN QUAN
Từ khóa:
-
Doanh nhân Nguyễn Thị Phương: Bí quyết thành công nằm ở cái tâm và sự tử tế
22-01-2025 13:32 14
-
Đào đông đỏ giá cả trăm triệu đồng chờ đại gia rước về trưng Tết
22-01-2025 11:40 58
-
Hà Nội: Nút giao Nguyễn Trãi – Khuất Duy Tiến bớt 'ngộp thở'
22-01-2025 11:40 44
-
Chuyến xe yêu thương dành cho các bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
21-01-2025 06:03 43
-
Xe ôm công nghệ tắt app, kiếm tiền triệu nhờ vận chuyển cây cảnh dịp Tết
20-01-2025 16:19 06
-
Sở LĐ-TB&XH TP.HCM tổ chức họp mặt chúc tết cán bộ hưu trí của Sở qua các thời kỳ
20-01-2025 16:19 00
English Review
Economic recovery is losing steam, new ILO report says
English Review | 22-01-2025 09:10 31