Nhật Bản: Thị trường tiềm năng về tiếp nhận lao động Việt Nam
(LĐXH) - Theo báo cáo của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), trong 9 tháng, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 104.615 lao động (35.815 lao động nữ) đạt 87,2% kế hoạch năm 2019 (kế hoạch là 120.000 lao động).
Trong đó, Nhật Bản là thị trường tiếp nhận nhiều nhất với 53.610 lao động (20.250 lao động nữ), tiếp đến là Đài Loan (Trung Quốc) 41.174 lao động, Hàn Quốc 5.898 lao động, Romania 1.103 lao động, Saudi Arabia 817 lao động, Macau 324 lao động, Malaysia 304 lao động...
Ông Nguyễn Gia Liêm, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, Đài Loan (Trung Quốc) và Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lao động truyền thống, tiếp nhận lao động Việt Nam với quy mô lớn nhất, chiếm trên 90% tổng số lao động đi trong thời gian qua.
“Nhật Bản đang là thị trường tiềm năng nhất hiện nay. Thị trường này không chỉ có tiền lương khá mà còn đang ‘mở cửa’ với nhiều cơ hội việc làm cho lao động có trình độ tay nghề, kỹ năng,” ông Nguyễn Gia Liên cho hay.
Cũng theo ông Nguyễn Gia Liêm, năm 2018, tổng số lao động sang Nhật Bản đạt gần 70.000 người. Hiện có gần 200.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản.
Nhật Bản đang có nhu cầu tuyển dụng hơn 345.000 lao động nước ngoài làm việc trong các ngành nghề: Hộ lý chăm sóc người cao tuổi, lưu trú khách sạn (lễ tân, đón khách...), điện, thông tin điện tử, bảo dưỡng, sửa chữa ôtô, hàng không phục vụ mặt đất và bốc xếp hành lý, nhà hàng ăn uống, xây dựng, đóng tàu, nông nghiệp.
Nhật Bản cũng đang “mở cửa” ngành lưu trú khách sạn cho lao động Việt. Ngày 4/10 vừa qua, Cục Quản lý lao động ngoài nước và Hiệp hội các nghiệp đoàn ngành dịch vụ lưu trú Ryokan và khách sạn toàn Nhật Bản đã ký Bản ghi nhớ hợp tác về đẩy mạnh tiếp nhận lao động kỹ năng đặc định Việt Nam ngành dịch vụ lưu trú và khách sạn sang làm việc tại Nhật Bản.
Bản thỏa thuận nhằm cụ thể hóa và tạo điều kiện cho lao động Việt Nam đã được cấp chứng chỉ nghề của Nhật Bản sang thực tập và làm việc tại nước này trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú và khách sạn. Bản ghi nhớ sẽ thiết lập khung hợp tác hai bên thúc đẩy các hoạt động, hợp tác trong việc phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam trong lĩnh vực lưu trú và khách sạn đến Nhật Bản.
Mới đây, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) và Hiệp hội các nghiệp đoàn ngành dịch vụ lưu trú Ryokan và khách sạn toàn Nhật Bản đã ký Bản ghi nhớ hợp tác về đẩy mạnh tiếp nhận lao động kỹ năng đặc định Việt Nam ngành Dịch vụ lưu trú và khách sạn sang làm việc tại Nhật Bản.
Bản thỏa thuận nhằm cụ thể hóa và tạo điều kiện cho lao động Việt Nam đã được cấp chứng chỉ nghề của Nhật Bản sang thực tập và làm việc tại nước này trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú và khách sạn. Bản ghi nhớ sẽ thiết lập khung hợp tác hai bên thúc đẩy các hoạt động, hợp tác trong việc phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam trong lĩnh vực lưu trú và khách sạn đến Nhật Bản, bao gồm các công việc như Lễ tân, đón khách… Theo đó, Nhật Bản đang có nhu cầu tuyển dụng 22.000 lao động người nước ngoài vào Nhật Bản làm việc.
Trước đó, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và 4 bộ, ngành Nhật Bản (Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế Lao động Phúc lợi xã hội và Cơ quan cảnh sát quốc gia Nhật Bản) đã ký Bản ghi nhớ hợp tác về khung pháp lý cơ bản để thực hiện đúng chương trình “lao động kỹ năng” đi làm việc tại Nhật Bản (MOC).
Trên cơ sở đó, lao động Việt Nam có kỹ năng sẽ có thêm nhiều cơ hội sang làm việc tại Nhật Bản trong các ngành nghề: Hộ lý chăm sóc người cao tuổi, lưu trú khách sạn (lễ tân, đón khách...), điện, thông tin điện tử , bảo dưỡng-sửa chữa ôtô, hàng không phục vụ mặt đất và bốc xếp hành lý, nhà hàng ăn uống, xây dựng, đóng tàu, nông nghiệp…
Hiện có gần 200.000 thực tập sinh Việt Nam đang thực tập tại Nhật Bản. Ngoài ra, hàng năm, Việt Nam cũng phái cử hàng nghìn kỹ thuật viên sang Nhật Bản theo diện lao động kỹ thuật.
Nam Khánh (Tổng hợp)
TIN LIÊN QUAN
Từ khóa:
-
Bạc Liêu: Tạo việc làm bền vững từ hoạt động xuất khẩu lao động
13-11-2024 16:57 02
-
Cơ hội thúc đẩy ngành thủ công mỹ nghệ vươn mình thành sản phẩm mũi nhọn
13-11-2024 14:11 06
-
TP. Hồ Chí Minh cần có chiến lược dài hạn thu hút và giữ chân lao động di cư
11-11-2024 18:48 02
-
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
03-11-2024 11:50 48
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
31-10-2024 11:00 19
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
31-10-2024 10:14 48