Phát triển cơ bản và toàn diện GDNN trong bối cảnh bình thường mới…
(LĐXH) - Sự kết hợp giữa GDNN và doanh nghiệp góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó kỹ năng nghề luôn được chú trọng. Đồng hành với đó, công tác truyền thông sẽ là nhân tố không thể thiếu, góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ phát triển cơ bản và toàn diện GDNN trong bối cảnh bình thường mới…
Liên kết GDNN và doanh nghiệp giúp cả 2 đạt được kỳ vọng
Hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp là một trong những mục tiêu phát triển bền vững trong giáo dục nghề nghiệp, đặc biệt là khi doanh nghiệp vào cuộc thì nhiều vẫn đề sẽ được tháo gỡ giúp cả 2 phía cùng đạt được kỳ vọng.
Tại cuộc tọa đàm Đưa học sinh, sinh viên năm cuối đi thực hành, thực tập tại doanh nghiệp do Tổng Cục Giáo dục Nghề nghiệp tổ chức vừa qua, TS. Phạm Vũ Quốc Bình, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp cho rằng: “Thời gian giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19 kéo dài khiến học sinh, sinh viên ở một số trường nghề thiếu thời gian cho việc thực hành, thực tập. Điều này phần nào ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra. Ở thời điểm hiện tại khi các hoạt động được mở lại ở trạng thái bình thường mới, nhà trường và doanh nghiệp cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ nhằm nâng cao kỹ năng tay nghề cho sinh viên..."
Chia sẻ quan điểm này, đại diện một số cơ sở GDNN cho biết: “Thời gian qua, nhiều cơ sở GDNN đã xây dựng được mối quan hệ hợp tác bền vững với DN trong việc đào tạo kỹ năng nghề cho học sinh sinh viên SV. Đặc biệt, có DN đã chủ động nhận đào tạo SV ngay từ năm học đầu tiên thay vì đến năm cuối mới đến thực tập, thực hành. Từ đây, kết quả đào tạo tiến bộ rõ rệt, trình độ, kỹ năng nghề của học viên được nâng cao.
Về phía DN, đại diện đến từ Sài Gòn Hotel cho rằng: “Trong bối cảnh hiện nay, DN đều mong muốn SV được đào tạo đa kỹ năng để có thể thích ứng với nhiều vị trí việc làm. Thời gian thực tập không nên cứng nhắc là 1 tháng hay 3 tháng mà có thể linh hoạt, phù hợp với nhu cầu của DN không nhất thiết phải 8giờ/ngày và có thể bố trí vào ngày nghỉ… Nguồn nhân lục là học sinh sinh viên có ưu điểm là chăm chỉ, tích cực học hỏi, vì thế có thể tăng thời thời gian trải nghiệm tại DN lâu hơn, có thể 6 tháng, 1 năm… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ trong việc cùng đào tạo các em với nhà trường…”
Trong bối cảnh hiện nay, nhiều trường đề xuất có quy định cho việc đào tạo kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến bởi theo nghiên cứu thực tế, có những nội dung có thể kết hợp 2 hình thức đào tạo này để tiết kiệm thời gian, chi phí. Hiện đã có giảng dạy và thi 100% theo hình thức online nên nhà trường mong muốn sẽ có quy định về đào tạo từ xa kết hợp trực tiếp để thuận lợi cho đào tạo tại DN. Trong đó, có thể xây dựng chương trình 2 năm đầu đào tạo những kiến thức kỹ năng cần thiết, có thể học cả ngày để đảm bảo đào tạo xong những kiến thức cần thiết để năm cuối tập trung đào tạo hiệu quả tại DN. Phải xác định nhà trường đã dạy SV đạt 70-80% kỹ năng DN cần, phần còn lại DN sẽ giúp đào tạo.
Đào tạo gắn với doanh nghiệp là một trong những yếu tố then chốt trong công tác phát triển kỹ năng nghề cho học sinh sinh viên, tuy nhiên trên thực tế vẫn còn một số “rào cản” thuộc về cơ chế chính sách… Được biết, hiện Tổng cục GDNN đang trình Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội một số văn bản mới nhằm khắc phục những hạn chế trước đây (Thông tư 29 quy định: …Không được thi tốt nghiệp ở địa điểm ngoài trường… và Thông tư 09 nêu rõ: …Chỉ được tổ chức đào tạo tại trường hoặc phân hiệu của nhà trường - nghĩa là địa điểm liên kết đào tạo cũng không được tổ chức)…
Theo số liệu của Trung tâm dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động TP HCM, nhu cầu nhân lực đã qua đào tạo của DN cần tuyển dụng trong thời điểm sau Tết Nguyên đán chiếm 86,39%, trong đó trình độ đại học trở lên chiếm 21,58%, cao đẳng chiếm 19,13%, trung cấp chiếm 25,08%, sơ cấp chiếm 20,6%... Như vậy, nhu cầu về nguồn nhân lực thời gian tới là rất lớn, đòi hỏi mỗi cơ sở GDNN cần hoạch định chiến lược cụ thể để cung cấp cho thị trường những lao động có kỹ năng nghề phù hợp với từng ngành cụ thể để nối lại những “đứt gẫy” trong thời gian dịch bệnh bùng phát trên diện rộng…
Với mục tiêu trang bị kỹ năng nghề cho học sinh, sinh viên có thể tham gia ngay vào thị trường lao động, nhiều ý kiến đề xuất nên tổ chức thi tốt nghiệp tại doanh nghiệp. Đây là hình thức phù hợp và hoàn toàn có thể tin tưởng để triển khai rộng rãi. Tùy theo đặc thù của DN mà đưa ra yêu cầu về chất lượng sản phẩm (tối thiểu là bằng các tiêu chí trong kỳ thi kỹ năng nghề), phù hợp với quá trình đào tạo tại cơ sở GDNN… Để phương án này sớm được triển khai, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền địa phương, tạo điều kiện cho các cơ sở GDNN chủ động xây dựng chủ trương, kế hoạch đưa học sinh đi thực tập cũng như việc thử nghiệm thi tốt nghiệp tại doanh nghiệp. Thêm vào đó là sự trao đổi thường xuyên về nhu cầu tuyển dụng, tiếp nhận học sinh sinh viên sau mỗi kỳ thi, có tính toán đến nhứng “đặc thù” như sản lượng, doanh nthu, tiến độ giao nhận hàng… tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp phát triển bền vững.
Truyền thông một trong những nhiệm vụ trọng tâm
Trong Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045… đã chỉ rõ vai trò của công tác truyền thông trong việc nâng cao hình ảnh, thương hiệu và giá trị xã hội của giáo dục nghề nghiệp là01 trong 08 nhiệm vụ trọng tâm.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng ấy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đề nghị các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương ưu tiên nguồn lực và quan tâm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan, tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, trong đó cần tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Quyết định số 534/QĐ-LĐTXH ngày 07/5/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Kế hoạch truyền thông về giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 270/QĐ-TCGDNN ngày 18/6/2021 của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp về việc xây dựng và phát triển không gian truyền thông giáo dục nghề nghiệp, hình thành hệ sinh thái truyền thông giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2025.
Nội dung truyền thông cần phản ánh đầy đủ, chân thực, kịp thời các hoạt động của giáo dục nghề nghiệp; làm nổi bật thông điệp “Đồng hành nâng tầm kỹ năng lao động – Vì một Việt Nam thịnh vượng”, “Giáo dục nghề nghiệp: Thực học – Thực hành – Vững khởi nghiệp, sáng tương lai”, “Tương lai tươi sáng cùng giáo dục nghề nghiệp”.
Đặc biệt, các cơ quan truyền thông cần đẩy mạnh tuyên truyền về Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030; Chương trình "Đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư"; Kế hoạch triển khai Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2025; Đề án tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2022-2027…
Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động truyền thông và hình thức triển khai, xây dựng chuyên trang, chuyên mục, kênh, sóng riêng về giáo dục nghề nghiệp, phát thanh đến cơ sở, người dân, bảo đảm thông tin tin cậy, đầy đủ, kịp thời, phù hợp với từng nhóm đối tượng về hình ảnh, vị thế, thông điệp về giáo dục nghề nghiệp gắn với 02 biểu tượng Skilling Up Vietnam và Worldskills Vietnam, ngày kỹ năng lao động Việt Nam, tuần lễ kỹ năng nghề... Trong điều kiện cho phép của các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức các chương trình, sự kiện, cuộc thi, giải thưởng, danh hiệu nhằm tôn vinh người học, nhà giáo, người dạy nghề, cán bộ quản lý, người sử dụng lao động, lao động có kỹ năng, các tổ chức có nhiều thành tích, đóng góp cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề tại các địa điểm công cộng, nơi vui chơi, trong khuôn viên nhà trường,… kết hợp với truyền thông và phát trực tiếp trên các trang mạng xã hội của nhà trường.
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý Nhà nước cần chủ động tham gia, định hướng các mạng xã hội về giáo dục nghề nghiệp bảo đảm thống nhất, tạo môi trường số kết nối, chia sẻ giữa cơ quan quản lý, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đơn vị sử dụng lao động, gia đình, nhà giáo, người học; từng bước hình thành hệ sinh thái truyền thông giáo dục nghề nghiệp với sự tham gia của hệ thống chính trị, chính quyền các cấp, cơ sở đào tạo, người học, người sử dụng lao động và cộng đồng xã hội.
Các tỉnh, thành phố cùng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chủ động xây dựng các biển quảng bá, pa nô, áp phích tuyên truyền tại trung tâm của tỉnh, quận, huyện, trên các đường phố cũng như tại các trường cao đẳng, trung cấp nghề và các cơ sở đảm bảo tính thaammr mỹ, giáo dục và định hướng nghề nghiệp. Chủ động tuyên truyền công tác tư vấn, tuyển sinh, hướng nghiệp, phân luồng, giúp người dân và học sinh có những chuẩn bị chu đáo trước khi lựa chọn nghề…
Về phía các cơ quan truyền thông nên có kế hoạch cụ thể, chủ động trao đổi, phối hợp với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp trong việc chia sẻ các hoạt động thông tin, trên các phương tiện truyền thông thuộc Tổng cục: Website, Fanpage,… nhằm tạo được sự lan tỏa rộng khắp và đồng nhất về quan điểm cũng như hành động trong toàn hệ thống giáo dục nghề nghiệp, đặc biệt là về tư duy, nhận thức cũng như định hướng của xã hội./.
T.S Lê Hương Giang
Trường Đại học Lao động – Xã hội
Từ khóa:
-
Bộ LĐTBXH chủ động, tích cực thúc đẩy hợp tác quốc tế
21-12-2024 06:46 18
-
Quận Hoàn Kiếm kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
21-12-2024 16:58 35
-
Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN: Không ngừng nỗ lực và thích ứng để làm chủ tương lai
09-12-2024 18:03 28
-
Thông báo nghỉ Tết Âm lịch và một số dịp nghỉ lễ trong năm 2025
04-12-2024 12:50 07
-
Công bố báo cáo quốc gia 2024 về thực hiện Chính sách ở Việt Nam
28-11-2024 15:18 10
-
Quốc hội thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi)
27-11-2024 10:20 39
- Ngày phở của Đoàn thanh niên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội với đối tượng yếu thế tại Bắc Giang
- Gặp gỡ nhóm người treo cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trên đỉnh nhà thờ Đức Bà ở Paris năm 1969
- Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024”: Tôn vinh các điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
English Review
International migrants are vital force in the global labour market
English Review | 19-12-2024 14:25 00