Phụ nữ ngày càng khẳng định vai trò chủ thể trong gia đình và xã hội
(LĐXH)- Hội LHPN Việt Nam và các tầng lớp phụ nữ đã nỗ lực vươn lên, không ngừng sáng tạo và đổi mới, phong trào phụ nữ và công tác Hội đạt nhiều kết quả quan trọng.
Ngày 10/3, trong diễn văn khai mạc Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022 – 2027, bà Hà Thị Nga, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam nhấn mạnh: Trong nhiệm kỳ qua, Đảng, Nhà nước tiếp tục ban hành và triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách về bình đẳng giới và vì sự phát triển của phụ nữ: Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 21-CT/TW “Về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới”.
Nhiều văn bản Luật được ban hành, sửa đổi đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững và nguyên tắc bình đẳng giới. Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030; phê duyệt các chương trình Mục tiêu quốc gia với nhiều nội dung quan trọng, tạo cơ hội hỗ trợ phụ nữ phát triển toàn diện và từng bước thực hiện thúc đẩy bình đẳng giới một cách thực chất…Bà Hà Thị Nga, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam
Đặc biệt, trong bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 ngày 24/11/2021, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh “thực hiện bình đẳng giới là một tiêu chí của tiến bộ, văn minh”, điều đó tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của bình đẳng giới đối với sự phát triển bền vững của đất nước.
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam; Đảng, Nhà nước đã lãnh đạo toàn dân, toàn hệ thống chính trị đồng lòng, đoàn kết, nỗ lực phòng chống dịch bệnh, trong đó, các tầng lớp phụ nữ Việt Nam vừa là chủ thể quan trọng tham gia phòng chống dịch bệnh, vừa được quan tâm, thụ hưởng nhiều chính sách hỗ trợ rất kịp thời và thiết thực.
Được sự quan tâm lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự hỗ trợ, phối hợp, đồng hành của các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương, các cá nhân, tổ chức trong nước và quốc tế, Hội LHPN Việt Nam và các tầng lớp phụ nữ đã nỗ lực vươn lên, không ngừng sáng tạo và đổi mới, phong trào phụ nữ và công tác Hội đạt nhiều kết quả quan trọng. Vai trò chủ thể của phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được khẳng định. Hoạt động của tổ chức Hội đã được đổi mới, linh hoạt, dần đáp ứng yêu cầu thực tiễn, bám sát nhu cầu thiết thân của phụ nữ và nhiệm vụ chính trị của các địa phương, đơn vị, được các cấp, các ngành ghi nhận, đánh giá cao.
Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam khẳng định: Trải qua hơn 91 năm hình thành và phát triển, mỗi kỳ Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc đều có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ 13 được tổ chức trong bối cảnh công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; Đại hội lần thứ 13 của Đảng mở ra vận hội mới cho đất nước và cơ hội phát triển cho mọi tầng lớp nhân dân nói chung, phụ nữ nói riêng nhưng cũng đặt ra những yêu cầu nhiệm vụ to lớn cho cả hệ thống chính trị, trong đó có tổ chức Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
Bối cảnh đó đòi hỏi Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước và các hoạt động của tổ chức Hội.
Từng cán bộ, hội viên phụ nữ tiếp tục phát huy truyền thống con cháu của Bà Trưng, Bà Triệu, phát huy truyền thống của dân tộc Việt Nam anh hùng, không ngừng nỗ lực học tập, lao động sáng tạo, chủ động tham gia vào nền kinh tế số, xã hội số và hội nhập quốc tế; xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Tổ chức Hội tiếp tục đoàn kết, vận động, tập hợp, khơi dậy khát vọng vươn lên và tiềm năng to lớn của phụ nữ, thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong công tác phụ nữ của Đảng, là thành viên có trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ Quốc tế, Liên đoàn các tổ chức phụ nữ ASEANHình ảnh bên lề Đại hội
Báo cáo của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trình bày tại Đại hội cho thấy: Nhìn lại 5 năm qua, phụ nữ Việt Nam và các cấp Hội đã tham gia tích cực, hiệu quả vào nỗ lực chung của hệ thống chính trị và toàn xã hội, đưa đất nước vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện, tạo dấu ấn nổi bật.
Đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ ngày càng được cải thiện. Vai trò chủ thể và tầm ảnh hưởng của phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng nâng cao. Phong trào phụ nữ tiếp tục có bước phát triển, đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới của Đảng, Nhà nước và Nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tỷ lệ nữ tham gia công tác lãnh đạo, quản lý ngày càng tăng. Tỷ lệ nữ cấp uỷ viên các cấp tăng so với nhiệm kỳ trước. Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội đạt trên 30%, cao hơn mức trung bình của thế giới và khu vực, đứng đầu trong Hội đồng Liên minh nghị viện Hiệp hội các nước Đông Nam Á. Tỷ lệ các bộ, cơ quan ngang bộ có lãnh đạo chủ chốt là nữ đạt 50%.
Nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học tăng lên đáng kể. Tỷ lệ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đạt 26,5%, xếp thứ 9/58 quốc gia, nền kinh tế được nghiên cứu; nhiều doanh nhân nữ có uy tín và xếp hạng cao trong khu vực và thế giới. Trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, nhiều phụ nữ đã đoạt giải khu vực và quốc tế. Các nữ đại sứ, nữ cán bộ ngoại giao, nữ công an, nữ quân nhân tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc đã trở thành các “sứ giả” của hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển của nước ta trong hoạt động đối ngoại…
Có thể khẳng định, những đóng góp bền bỉ, to lớn của các thế hệ nối tiếp thế hệ phụ nữ nước ta ngày càng tô thắm thêm truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam và tiếp tục khẳng định lời khen tặng của Bác Hồ kính yêu: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tươi đẹp, rực rỡ”.
Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022 - 2027, diễn ra từ ngày 9 đến 11/3/2022 tại Hà Nội. Đại hội có 1.000 đại biểu chính thức là những phụ nữ tiêu biểu, đại diện cho các lực lượng phụ nữ, các dân tộc, tôn giáo và các lĩnh vực hoạt động khác nhau trong cả nước. Trong thành phần đại biểu có 35 đại biểu khối lực lượng vũ trang nhân dân (3,5%), 54 đại biểu là doanh nhân (5,4%), 83 đại biểu là lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương (8,3%), 164 đại biểu đại diện cho 53 dân tộc thiểu số (16,4%), 41 đại biểu tiêu biểu các tôn giáo gồm Phật giáo, Thiên chúa giáo, Cao đài, Hòa Hảo, Tin lành, Blamôn (4,1%)./.
Hồng Minh
Từ khóa:
-
Ông Nguyễn Văn Khang - Thành công kinh doanh gắn liền với tấm lòng nhân ái
22-11-2024 18:34 22
-
LC Foods nhiều hoạt động lan tỏa yêu thương tới trẻ em nghèo
22-11-2024 18:20 22
-
Ổn định việc làm trao cơ hội và động lực giảm nghèo cho người dân ở Kim Bôi
22-11-2024 18:20 18
-
Đắk Nông: Phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2024
21-11-2024 08:58 53
-
Chi nhánh NHCSXH Hà Nội chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ đồng bào khó khăn sau bão
20-11-2024 14:36 55
-
Khánh thành và bàn giao công trình xây dựng nhà nội trú cho ngôi trường tại huyện vùng cao Bắc Mê
19-11-2024 19:05 09
- Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương về đánh giá 30 năm thực hiện Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh
- Hành trình gieo mầm tri thức của cô giáo Nguyễn Thị Thu Hương
- Ninh Thuận phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới