Phú Thọ giải quyết việc làm cho người lao động sau dịch bệnh Covid-19
(LĐXH)- Sau khi dịch bệnh Covid-19 cơ bản được kiểm soát, các hoạt động xã hội mở cửa trở lại trong điều kiện bình thường mới, tỉnh Phú Thọ đã kịp thời triển khai các nhóm nhiệm vụ, giải pháp, chính sách thiết thực, cụ thể với quyết tâm cao để hỗ trợ và giải quyết người lao động mất, thiếu việc làm… Qua đó, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn.
Theo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Phú Thọ, do tác động của dịch bệnh Covid-19 (tính từ ngày 30/9/2021 đến 12/12/2021), tỉnh Phú Thọ có hơn 12.000 lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh; trong đó có 7.054 lao động trở về từ các tỉnh, chủ yếu là lao động tự do (lao động làm thuê theo ngày, khoán khối lượng công việc; xe ôm; bốc vác, bán hàng...).
Tuy nhiên, bước sang năm 2022, nhất là từ sau khi dịch bệnh tạm lắng (tháng 3/2022), thị trường lao động ở Phú Thọ có nhiều tín hiệu khả quan, đến nay cơ bản đã được phục hồi, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đều tăng cao. Thông qua các giải pháp kết nối cung cầu lao động, tổ chức sàn giao dịch việc làm, tư vấn giới thiệu việc làm, hỗ trợ vốn vay tạo việc làm… Chính vì vậy, số lao động trở lại thị trường rất đông, các doanh nghiệp có xu hướng tiếp tục tuyển dụng thêm nhiều lao động để mở rộng sản xuất kinh doanh.
Đặc biệt, để thu hút và sở hữu được nguồn lao động tại chỗ, ngay từ đầu năm 2022, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã tích cực triển khai các chiến dịch tuyên truyền, tuyển dụng đến tận các đơn vị, xã, phường, thị trấn…
Đến nay, đa số các lao động đã được cung cấp thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp, tìm kiếm được việc làm. Kết quả đã có 3.895 lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 có làm việc tại các doanh nghiệp trong tỉnh (các ngành nghề chủ yếu: may, dầy da, điện tử, ván ép…); 4.820 lao động sau thời gian giãn cách đã quay trở lại làm việc tại các doanh nghiệp cũ, tiếp tục làm việc, ổn định cuộc sống, còn lại khoảng 3.468 lao động ở lại địa phương tự tìm kiếm việc làm, tham gia các làng nghề địa phương, phát triển kinh tế hộ gia đình.
Tiếp đó, Trung tâm Dịch vụ việc làm Phú Thọ, thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh đẩy mạnh hoạt động tư vấn, giới thiệu, thông tin về thị trường lao động trong nước và nước ngoài giúp người lao động tìm kiếm việc làm theo nhu cầu. Trung tâm đã tổ chức nhiều phiên giao dịch việc làm hàng tháng, chuyên đề và online nhằm kết nối doanh nghiệp và người lao động.
Kết quả, trong năm 2022, tỉnh Phú Thọ đã tư vấn cho 36.175/40.000 lượt người (đạt 90,4% kế hoạch năm); giới thiệu việc làm trong nước 856/900 người (đạt 95% kế hoạch năm), giới thiệu lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng 92/100 người (đạt 92% kế hoạch năm). Tổ chức 23/20 phiên giao dịch việc làm; trong đó có 15 phiên định kỳ tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Phú Thọ, 03 phiên giao dịch việc làm Online, 02 phiên dành cho lao động bảo hiểm thất nghiệp và 03 phiên lưu động tại huyện Thanh Thuỷ, Đoan Hùng, Thanh Ba) đạt 115% kế hoạch năm. Ngoài ra, Phú Thọ còn tổ chức hội nghị tư vấn việc làm tại các xã, phường, thị trấn với 17/18 hội nghị, đạt 94,4% kế hoạch năm.
Được biết, từ nay đến cuối năm 2022, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Phú Thọ sẽ tiếp tục chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức c phiên giao dịch việc làm định kỳ hàng tháng và các phiên giao dịch việc làm theo chuyên đề phù hợp với từng thị trường lao động. Qua đó, hỗ trợ tối đa cho nhóm doanh nghiệp, lĩnh vực ngành nghề bị ảnh hưởng nặng trong thời gian dịch Covid-19. Đồng thời, mở rộng các phiên giao dịch việc làm lưu động và ngày hội việc làm tại các địa phương, tạo mọi điều kiện để người lao động tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại để trở lại thị trường lao động.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh phối hợp với các ngành chức năng triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp để kết nối thị trường, kết nối cung cầu lao động; tăng cường các hoạt động tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động và hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp trong tuyển dụng, khắc phục tình trạng thiếu lao động nhằm đảm bảo việc sản xuất, nhất là dịp cuối năm.
Chí Tâm
Từ khóa:
sau dịch bệnh
-
Bạc Liêu: Tạo việc làm bền vững từ hoạt động xuất khẩu lao động
13-11-2024 16:57 02
-
Cơ hội thúc đẩy ngành thủ công mỹ nghệ vươn mình thành sản phẩm mũi nhọn
13-11-2024 14:11 06
-
TP. Hồ Chí Minh cần có chiến lược dài hạn thu hút và giữ chân lao động di cư
11-11-2024 18:48 02
-
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
03-11-2024 11:50 48
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
31-10-2024 11:00 19
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
31-10-2024 10:14 48