Quảng Nam: Ưu tiên hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và người dân vùng khó khăn vay vốn tín dụng ưu đãi
(LĐXH) Vốn tín dụng chính sách đã giúp cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Quảng Nam là tỉnh thuộc khu vực Nam Trung bộ có điều kiện thời tiết khắc nghiệt, thiên tai, bão lũ thường xuyên xảy ra, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, người thuộc hộ nghèo và đối tượng chính sách chiếm tỷ lệ khá cao. Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo cũng cao hơn so với bình quân chung cả nước, đặc biệt là ở khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS tỷ lệ hộ nghèo có nơi chiếm trên 50%.
Những năm qua, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Quảng Nam luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động tín dụng ưu đãi, gắn kết tín dụng chính sách với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đi vào thực tiễn, giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn kịp thời tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi. Hằng năm, tỉnh đã quan tâm chuyển nguồn vốn ngân sách địa phương sang Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) trên địa bàn nhằm tăng cường nguồn vốn để cho vay. Giai đoạn 2011 -2020, tỉnh đã chuyển hơn 281,8 tỷ đồng sang NHCSXH. Cùng với nguồn vốn của trung ương, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam đã làm tốt công tác cho vay đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách với 19 chương trình tín dụng ưu đãi, tăng 8 chương trình so với năm 2010. Giai đoạn 2011 – 2020, doanh số cho vay vốn tín dụng ưu đãi ở Quảng Nam đạt gần 10.775,2 tỷ đồng với hơn 430,8 nghìn lượt hộ vay vốn, doanh số thu nợ đạt gần 7.802,2 tỷ đồng. Tính đến đầu tháng 12/2020, tổng dư nợ tín dụng chính sách qua NHCSXH tỉnh Quảng Nam đạt gần 5.070, 6 tỷ đồng, tăng gần 2.965 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng gần 296,5 tỷ đồng, tỷ lệ tăng bình quân 10% với hơn 131 nghìn khách hàng còn dư nợ.
làm thủ tục vay vốn tín dụng chính sách xã hội
Nguồn vốn tín dụng chính sách được tập trung ưu tiên cho khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS, vùng đặc biệt khó khăn… Giai đoạn 2011 – 2020, nguồn vốn tín dụng chính sách đã tạo điều kiện cho 430.807 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn, góp phần hỗ trợ tạo việc làm và tăng thêm việc làm cho hơn 290 nghìn lao động, trong đó có hơn 650 lao động đi làm việc ở nước ngoài; xây dựng và cải tạo gần 170 nghìn công trình nước sạch vệ sinh; xây dựng 13.284 ngôi nhà cho hộ nghèo góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, giúp hơn 13 nghìn lượt học sinh, sinh viên vay vốn học tập…
Các chương trình tín dụng chính sách xã hội đã giúp người nghèo, đồng bào DTTS và các đối tượng chính sách khác ở Quảng Nam tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước, đồng thời được hướng dẫn kinh nghiệm làm ăn, áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt, làm dịch vụ; góp phần ngăn chặn tệ cho vay nặng lãi ở nông thôn, dần thay đổi nhận thức trong cách nghĩ, cách làm, nhất là các hộ đồng bào DTTS từng bước xoá bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại sự hỗ trợ, cho không của Nhà nước mà có ý thức tự vươn lên. Đời sống của bà con vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS dần được nâng cao, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, góp phần thúc hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, nhất là ở vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh.
Tổng dư nợ cho vay đồng bào DTTS và đồng bào ở các vùng khó khăn giai đoạn 2011 – 2020 ở Quảng Nam là gần 939 tỷ đồng với 23.328 hộ còn dư nợ; trong đó Nhà nước đã có những chương trình tín dụng đặc thù dành riêng cho hộ đồng bào DTTS tại các Quyết định 32,54,755 và Quyết định 2085 với tổng dư nợ đến cuối năm 2020 là hơn 78,6 tỷ đồng. Nhiều hộ gia đình nhờ có nguồn vốn này mà mua sắm được trang thiết bị, dụng cụ sản xuất… Qua đó phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết được việc làm, tăng thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện khá tốt, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
Với việc tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách, chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Ngãi đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đã đề ra, đặc biệt là Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới, góp phần bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Vốn tín dụng chính sách đã góp phần xây dựng 111/204 xã đạt chuẩn nông thôn mới, giảm tỷ lệ hộ nghèo ở tỉnh từ 12,99% (51.814 hộ) năm 2016 xuống còn khoảng 5% năm 2020.
Để tiếp tục phát huy hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội, trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục quan tâm tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động của NHCSXH trên địa bàn, đặc biệt là quan tâm bổ sung nguồn vốn ngân sách địa phương để NHCSXH cho vay, đông thời chỉ đạo các Hội, đoàn thể nhận uỷ thác phối hợp tốt với NHCSXH tỉnh trong việc quản lý nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước.
Thảo Lan
Từ khóa:
-
Công viên 3.500 tỷ đồng tại Hà Nội thành hình
04-01-2025 16:29 52
-
Năm 2024: Cục Bảo trợ xã hội thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách trợ giúp xã hội
03-01-2025 20:40 19
-
VNeTraffic dẫn đầu về lượt tải về trên App Store
03-01-2025 17:05 48
-
An Giang: Không còn hồ sơ người có công với cách mạng tồn đọng thuộc quy định giải quyết
11-12-2024 18:19 58
-
An Giang: Quan tâm, chăm lo đời sống người có công với cách mạng
14-12-2024 23:46 28
-
Trọn vẹn nghĩa tình ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng
16-12-2024 23:42 17