Quảng Ninh: Bình quân mỗi năm giảm tỷ lệ hộ nghèo 0,7%
Trong những năm qua, công tác giảm nghèo luôn đươc tỉnh Quảng Ninh quan tâm thực hiện và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Ông Nguyễn Hoài Sơn, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Quảng Ninh cho biết, năm vừa qua công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới (NTM) và Đề án 196 luôn được UBND tỉnh tập trung chỉ đạo quyết liệt.
Tỉnh đặc biệt chú trọng đến công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về giảm nghèo và triển khai thực hiện đồng bộ, thường xuyên, liên tục. Các chế độ chính sách đối với hộ nghèo, cận nghèo được thực hiện đồng bộ, kịp thời, đầy đủ. Đến cuối năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 2,25%, tương đương 7.783 hộ nghèo (tỷ lệ giảm nghèo đạt 1,14%, vượt 0,44% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra theo Nghị quyết của HĐND tỉnh Quảng Ninh, giảm bình quân tỷ lệ hộ nghèo 0,7%/năm).
Công tác xã hội hóa giúp đỡ hộ nghèo được triển khai thu hút sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, nhất là việc đăng ký giúp đỡ hộ nghèo có địa chỉ của các ngành đã huy động hiệu quả mọi nguồn lực thực hiện công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn.
Việc triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách giảm nghèo của Trung ương và tỉnh đã từng bước cải thiện, nâng cao điều kiện sống của hộ nghèo, cận nghèo; trong đó tập trung ưu tiên đối tượng hộ nghèo, người nghèo thuộc vùng khó khăn, bãi ngang ven biển và hải đảo, đối tượng nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về công tác giảm nghèo ở vùng khó khăn; góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, dân tộc và nhóm dân cư; tạo cơ hội để đối tượng nghèo ổn định và đa dạng hóa việc làm, tăng thu nhập; tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho đối tượng nghèo.
Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện Chương tình 135, Đề án 196 đến nay đã đi vào nề nếp, cơ bản đúng yêu cầu, nhiệm vụ, tiến độ đề ra. Công tác chỉ đạo của UBND tỉnh được thực hiện khoa học, có hệ thống theo hướng tăng cường phân cấp để các địa phương chủ động trong triển khai, tổ chức thực hiện. “Đến nay việc tổ chức thực hiện Đề án cơ bản đã đi vào nề nếp, một số tiêu chí, điều kiện hoàn thành Chương trình 135 đã có chuyển biến tích cực. Những địa phương đặt mục tiêu đưa một số xã, thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn (ĐBKK) sớm hơn lộ trình, người dân tại các xã, thôn ĐBKK đồng thuận, bước đầu tích cực hưởng ứng, tham gia thực hiện Đề án, góp phần tạo điều kiện đưa các xã, thôn hoàn thành Chương trình 135 trước hoặc đúng tiến độ đã được phê duyệt”, ông Nguyễn Hoài Sơn cho biết.
Quảng Ninh đã thực hiện hiệu quả nhiều mô hình giảm nghèo bền vững
Ngoài ra, việc triển khai thực hiện Chương trình NTM đã được chỉ đạo theo hướng chuyển từ lượng sang chất, theo phương châm thực hiện “Từ nhà ra ngõ, từ thôn lên xã, huyện”. Các địa phương đã tập trung đầu tư, hoàn thành các công trình hạ tầng thiết yếu mang tính động lực phục vụ phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của nhân dân. Cùng với sự phát triển của văn hóa, công nghệ thông tin, đời sống người dân khu vực nông thôn đã dần thay đổi theo hướng tích cực.
Thực hiện có hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
Năm 2018, Quảng Ninh tiếp tục triển khai có kết quả các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo, cải thiện đời sống nhân dân và giảm nghèo bền vững, góp phần đảm bảo hoàn thành mục tiêu của tỉnh, bộ đề ra. Tỉnh đề ra chỉ tiêu, tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,7%/năm (chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020).
Theo Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nguyễn Hoài Sơn, ngành LĐ-TB&XH của tỉnh tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đến năm 2020; các nhiệm vụ được phân công tại Quyết định số 602-QĐ/TU ngày 12/5/2017 về việc thành lập Ban chỉ đạo các Chương trình Mục tiêu quốc gia tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017 - 2020. Hướng dẫn triển khai đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách trợ giúp, hỗ trợ người nghèo, đặc biệt các chính sách hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như: Y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, chính sách bảo trợ xã hội đối với thành viên thuộc hộ nghèo không có sức lao động. Tổ chức rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2018.
Phối hợp với các ngành, địa phương triển khai có hiệu quả Đề án nhiệm vụ và giải pháp đưa các xã, thôn ra khỏi diện ĐBKK, hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020 (theo Quyết định số 196/QĐ-UBND ngày 17/1/2017), Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017 - 2020 và Chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo đa chiều có khó khăn về nhà ở theo điều kiện quy định tại Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ và các mô hình giảm nghèo cho hộ nghèo (tập trung ưu tiên những hộ đăng ký phấn đấu vươn lên thoát nghèo).
“Đặc biệt, tỉnh Quảng Ninh sẽ tiếp tục triển khai thực hiện dự án hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo tại 6 xã của huyện Vân Đồn, Cô Tô. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện công tác giảm nghèo tại các huyện, xã có tỷ lệ hộ nghèo cao”, ông Nguyễn Hoài Sơn nhấn mạnh.
PV
Từ khóa:
-
AstraZeneca đồng hành cùng Quỹ Ngày Mai Tươi Sáng mang yêu thương đến với bệnh nhân ung thư dịp Tết Ất Tỵ 2025
22-01-2025 21:16 22
-
Những hình ảnh xấu xí ngày tiễn ông Táo chầu trời
22-01-2025 15:32 46
-
Xuân về trao yêu thương – Tết đong đầy cùng LC Foods
22-01-2025 15:32 36
-
Cụ bà 124 tuổi thích ăn cơm trộn mỡ lợn, chia sẻ bí quyết sống lâu
21-01-2025 09:12 54
-
Từ 1/7, người đủ 75 tuổi sẽ nhận trợ cấp hưu trí 500.000 đồng/tháng
21-01-2025 09:12 36
-
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
21-01-2025 06:04 09
English Review
Economic recovery is losing steam, new ILO report says
English Review | 22-01-2025 09:10 31