Quảng Ninh: Nhiều dịch vụ công tác xã hội cho đối tượng yếu thế
(LĐXH) - Thời gian qua, tỉnh cũng quan tâm phát triển các dịch vụ công tác xã hội để trợ giúp cho các đối tượng yếu thế thông qua Trung tâm Công tác xã hội tỉnh, tạo thuận lợi cho các cá nhân, gia đình tiếp cận được các dịch vụ xã hội ngay tại cộng đồng nơi sinh sống, giúp họ giải quyết các vấn đề khó khăn đang gặp phải trong cuộc sống.
Một số mô hình mang lại hiệu quả cao phải kể đến như: Câu lạc bộ (CLB) người điếc Quảng Ninh; CLB Xanh lại ước mơ; Mô hình hỗ trợ dạy nghề cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; Mô hình cung cấp dịch vụ Công tác xã hội cho người bán dâm…
Với mục tiêu tạo điều kiện cho người điếc hỗ trợ nhau trong học tập, làm việc, phấn đấu vươn lên trở thành những công dân có ích cho gia đình và xã hội, từ năm 2016 đến nay, CLB người điếc Quảng Ninh đã và đang triển khai nhiều hoạt động hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực cho các thành viên tham gia mô hình. Hiện tại, CLB người điếc có 43 hội viên. Để phát huy thế mạnh của các hội viên, nhân viên công tác xã hội phối hợp với Ban chủ nhiệm CLB thực hiện can thiệp, hỗ trợ các nhóm đặc thù, các hội viên dạy ngôn ngữ người điếc cho nhau để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn và công việc, cuộc sống…. đồng thời tham gia kèm nghề cắt tóc, massage, làm đẹp và giới thiệu việc làm cho các hội viên khác để có thu nhập, ổn định cuộc sống.
Hay như Mô hình CLB Xanh lại ước mơ. Được thực hiện năm 2015, nhằm tạo môi trường thuận lợi để thanh thiếu niên làm trái pháp luật đã chấp hành xong thời hạn thi hành án hoặc hoàn thành thời gian học tập, tu dưỡng tại Trường Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình, trở về cộng đồng trên địa bàn huyện Đông Triều có điều kiện tốt nhất để tái hoà nhập cộng đồng. Thực hiện mô hình, nhân viên công tác xã hội đã phối hợp cùng cán bộ, chiến sỹ công an thị xã Đông Triều vận động người sau chấp hành án và trên 30 trẻ em sau giáo dưỡng tham gia CLB Xanh lại ước mơ. Các thành viên của CLB sẽ được sinh hoạt chuyên đề nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng ứng phó với khủng hoảng và sự phân biệt, kỳ thị; Được tư vấn, tham vấn nhằm giải tỏa và ổn định tâm lý; Trợ giúp thay đổi môi trường sống, cải thiện các mối quan hệ xã hội; Vận động, tìm kiếm, kết nối sự trợ giúp, hỗ trợ về vật chất, tinh thần và học văn hóa, học nghề, tìm kiếm việc làm để hòa nhập xã hội; Hỗ trợ học nghề phù hợp theo điều kiện hoàn cảnh của từng cá nhân để đảm bảo khả năng tìm việc làm sau học nghề; Tổ chức cho hội viên tham gia học tập kinh nghiệm tại các mô hình phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thị xã Đông Triều và một số địa phương khác. Mô hình CLB Xanh lại ước mơ đã kết nối và hỗ trợ cho 25 hội viên học nghề theo hình thức cầm tay chỉ việc phù hợp theo sở trường, nguyện vọng và hoàn cảnh kinh tế của mỗi hội viên. Đến thời điểm hiện tại, các hội viên đều phát huy tốt nghề được học vào việc phát triển sản xuất, kinh doanh, không vi phạm pháp luật.
đã giúp nhiều trẻ em có công việc ổn định, nuôi sống bản thân
Một mô hình mang lại hiệu quả phải kể đến là Mô hình hỗ trợ dạy nghề cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013-2020, được triển khai từ năm 2015. Qua gần 6 năm triển khai, Trung tâm Công tác xã hội đã phối hợp với UBND cấp xã, cộng tác viên thôn, khu khảo sát nhu cầu học nghề của gần 1.200 trẻ em có HCĐBKK trong độ tuổi từ 13 đến dưới 16 tuổi của các địa phương: Thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí; thị xã Quảng Yên, Đông Triều; huyện Vân Đồn, Tiên Yên, Hải Hà, Đầm Hà; đồng thời, khảo sát, đánh giá năng lực dạy nghề, nhu cầu tuyển dụng lao động đối với 200 cơ sở dạy nghề, 200 cơ sở sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp có đào tạo nghề trên địa bàn. Qua đó, Trung tâm đã kết nối được 80 cơ sở hỗ trợ học phí học nghề, tiền ăn và đi lại cho 104 trẻ, với số tiền 3.000.000đ/1người/1khóa học để học các nghề, như: may, cắt tóc, gội đầu, cắm hoa, sửa điện tử, máy tính, sửa chữa điện lạnh, pha chế đồ uống và và phục vụ bàn, làm vãng mã, khắc bia đá, sửa chữa xe máy, chụp ảnh – photo shop, photo coppy- đánh máy vi tính, quảng cáo… theo hình thức “cầm tay chỉ việc”. Hầu hết trẻ sau đào tạo nghề đều có việc làm ổn định, trong đó có 50 em được nhận vào làm việc tại chính cơ sở dạy nghề với mức thu nhập 50.000 đến 100.000đ/ngày, góp phần giảm bớt khó khăn cho gia đình trẻ.
Nhờ việc triển khai nhiều dịch vụ công tác xã hội, các đối tượng yếu thế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã có thêm cơ hội học tập, được phục hồi chức năng để hòa nhập cộng đồng…/.
Minh Phương
Từ khóa:
-
Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Nội triển khai cho vay các đối tượng đặc thù từ nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương
06-01-2025 10:28 35
-
Dùng thuốc mua trên mạng, tiền mất mà tật còn nguyên
06-01-2025 08:22 56
-
Người hâm mộ đổ ra đường, hô vang “Việt Nam vô địch!”
06-01-2025 08:22 46
-
VNeTraffic dẫn đầu về lượt tải về trên App Store
03-01-2025 17:05 48
-
Xe mô tô, xe máy được phép cải tạo từ tháng 1/2025
03-01-2025 15:22 03
-
Herbalife Việt Nam tài trợ Chương trình “Chào Năm Mới 2025” tại Hà Nội để khuyến khích lối sống năng động lành mạnh
03-01-2025 14:01 34