Giai đoạn 2016 – 2020, với sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh và các địa phương, Sở LĐTBXH đã triển khai 25 mô hình BĐG tại 13 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh; thành lập 56 câu lạc bộ (CLB) Hôn nhân gia đình và BĐG, 76 Địa chỉ tin cậy, Nhà tạm lánh, 28 số điện thoại đường dây nóng ở cấp xã. Trong 8 tháng đầu năm 2021, Sở LĐTBXH đã triển khai 11 mô hình thí điểm về phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới (giai đoạn 2021-2023) tại 10 huyện, thị xã, thành phố; các mô hình đã thành lập Ban chỉ đạo, thành lập 03 CLB/mô hình với 30 thành viên/CLB bộ, xây dựng kế hoạch hoạt động thí điểm 3 năm và tổ chức hội nghị triển khai, tổ chức sinh hoạt định kỳ quý 2. Thông qua sinh hoạt mô hình, nhận thức của các thành viên thay đổi rõ rệt, phụ nữ được cải thiện về nhiều mặt và được nâng cao vai trò, nam giới có sự ủng hộ và chia sẻ nhiều hơn với phụ nữ, làm tốt hơn vai trò người chồng, người cha trong gia đình. Bên cạnh đó, việc phát hiện, tư vấn, hỗ trợ người bị bạo lực kịp thời hơn, các thành viên có nhiều cơ hội trong tiếp cận với các dịch vụ xã hội.
Ngôi nhà Ánh Dương đã trở thành địa chỉ tin cậy, an toàn cho những cho những người bị bạo lực giới
Đặc biệt, Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên trên cả nước được lựa chọn triển khai thí điểm dự án Xây dựng mô hình hỗ trợ phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái thông qua xây dựng mô hình Trung tâm Can thiệp phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái (còn gọi là Ngôi nhà Ánh Dương-NNAD) do chính phủ Hàn Quốc tài trợ với tổng kinh phí hơn 8,4 tỷ đồng. NNAD trực thuộc Trung tâm Công tác xã hội (CTXH) - Sở LĐTBXH tỉnh Quảng Ninh, được hoàn thành và đi vào hoạt động từ tháng 4/2020. Tại đây, các nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới được cung cấp các dịch vụ thiết yếu hoàn toàn miễn phí 24/7, bao gồm hỗ trợ tư vấn, tham vấn qua đường dây nóng, xây dựng kế hoạch trợ giúp, cung cấp nơi tạm lánh an toàn trong trường hợp khẩn cấp, chăm sóc và hỗ trợ y tế, hỗ trợ trang bị kỹ năng sống, kết nối dạy nghề và tạo việc làm, kết nối chuyển gửi để hòa nhập cộng đồng… Ông Nguyễn Phúc Phong, Giám đốc Trung tâm CTXH cho biết: Các dịch vụ được cung cấp tại NNAD đều dựa trên nguyên tắc lấy nạn nhân làm trung tâm, nạn nhân được đối xử tôn trọng, bình đẳng và đảm bảo yếu tố bảo mật về thông tin. Bất kỳ nạn nhân bị bạo lực giới nào khi có nhu cầu, đều được tiếp nhận, can thiệp, hỗ trợ kịp thời để giải quyết vấn đề bạo lực.
Từ khi đi vào hoạt động đến tháng 12/2020, qua tổng đài 1800.1769, NNAD đã tiếp nhận 137 cuộc gọi liên quan đến BĐG; cung cấp dịch vụ cho 47 trường hợp, trong đó có 3 trường hợp tạm lánh khẩn cấp. Trong 7 tháng đầu năm 2021, NNAD tiếp nhận, tư vấn và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thiết yếu cho 12 nạn nhân, trong số đó có 09 nạn nhân tạm lánh (là người Quảng Ninh: 06 nạn nhân; Hải Phòng: 03 nạn nhân); kết nối, tạo việc làm cho 02 đối tượng là nạn nhân bị bạo lực giới sau thời gian tạm lánh.
Qua tìm hiểu thực tế cho thấy, những trường hợp được nhân viên CTXH của NNAD tư vấn qua tổng đài đã có sự cân bằng tâm lý, biết cách xử lý, ứng xử khi có hành vi bạo lực gia đình xảy ra trong gia đình mình. Đối với những trường hợp tạm lánh tại NNAD, đã được các bác sĩ và nhân viên CTXH tại đây khám y tế ban đầu, tiến hành cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thiết yếu và thực hiện các buổi tham vấn tâm lý; cung cấp các kiến thức về BĐG, quyền con người và một số kỹ năng ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trong tình huống khẩn cấp... Sau thời gian tạm lánh, tâm lý các nạn nhân đã có những chuyển biến tích cực, được Trung tâm CTXH tỉnh chuyển về địa phương, được kết nối để các cơ quan đơn vị chức năng thực hiện cung cấp các dịch vụ trợ giúp theo quy định của pháp luật; một số trường hợp đã được kết nối tạo việc làm để ổn định đời sống. Bên cạnh đó, nhân viên CTXH của NNAD tiếp tục theo dõi và hỗ trợ nạn nhân giải quyết các vấn đề phát sinh khi cần thiết.
Có thể thấy, NNAD đã trở thành địa chỉ tin cậy, an toàn cho những người bị bạo lực giới, giúp họ được chăm sóc kịp thời, đầy đủ cả về tổn thương thể xác lẫn hỗ trợ tâm lý; được cung cấp kiến thức, kỹ năng để có thể phòng ngừa và bảo vệ mình; có cơ hội học nghề, tìm kiếm việc làm, bứt ra khỏi cuộc sống bế tắc cũ; tự tin làm chủ kinh tế, lao động sản xuất, làm giàu chính đáng...
Trên cơ sở những kết quả đạt được trong thời gian qua, Sở LĐTBXH đã tham mưu UBND tỉnh triển khai 11 mô hình thí điểm về phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới (giai đoạn 2021-2023) tại 10 huyện, thị xã, thành phố. Trong năm 2021, Sở LĐTBXH đã tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ Ban chỉ đạo mô hình và Ban Chủ nhiệm các CLB thuộc mô hình về các nội dung: Luật BĐG, các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương về công tác BĐG, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; các kỹ năng xác định vấn đề, tư vấn tâm lý, trợ giúp pháp lý cho nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới; xây dựng kế hoạch và triển khai mô hình, dịch vụ thúc đẩy BĐG và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tại các địa phương... Nhằm phát huy vai trò tích cực của các thành viên tham gia mô hình, lan tỏa tới cộng đồng nhân dân, góp phần tích cực trong việc nâng cao hiệu quả của công tác phòng chống bạo lực giới trên địa bàn tỉnh. Để tạo dựng một xã hội ngày càng văn minh, cuộc sống của mỗi người ngày một hạnh phúc hơn trong sự tôn trọng, thương yêu và bình đẳng./.
Nguyễn Hiền
-
Ông Nguyễn Văn Khang - Thành công kinh doanh gắn liền với tấm lòng nhân ái
22-11-2024 18:34 22
-
LC Foods nhiều hoạt động lan tỏa yêu thương tới trẻ em nghèo
22-11-2024 18:20 22
-
Ổn định việc làm trao cơ hội và động lực giảm nghèo cho người dân ở Kim Bôi
22-11-2024 18:20 18
-
Đắk Nông: Phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2024
21-11-2024 08:58 53
-
Chi nhánh NHCSXH Hà Nội chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ đồng bào khó khăn sau bão
20-11-2024 14:36 55
-
Khánh thành và bàn giao công trình xây dựng nhà nội trú cho ngôi trường tại huyện vùng cao Bắc Mê
19-11-2024 19:05 09
- Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương về đánh giá 30 năm thực hiện Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh
- Hành trình gieo mầm tri thức của cô giáo Nguyễn Thị Thu Hương
- Ninh Thuận phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới