Rà soát lao động phục vụ trên các tàu quốc tế có nguy cơ lây nhiễm COVID-19
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) yêu cầu các doanh nghiệp tổng hợp số lượng lao động phục vụ trên tàu quốc tế, thuyền viên tàu vận tải, tàu cá có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh COVID-19.
Trước diễn biến phức tạp mới của dịch COVID-19 hiện nay, để tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh này và hỗ trợ người lao động khi cần thiết, Cục Quản lý lao động ngoài nước yêu cầu các doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng không đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tại các vùng dịch bệnh COVID-19.
Bên cạnh đó, khẩn trương rà soát, tổng hợp, báo cáo số lượng lao động đang làm việc tại các địa bàn, lao động phục vụ trên các tàu quốc tế, thuyền viên tàu vận tải, thuyền viên tàu cá, đặc biệt số lao động có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh COVID-19.
Cục yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về phòng chống dịch COVID-19 như thiết lập các kênh thông tin, đầu mối liên lạc với người lao động do doanh nghiệp đưa đi, thường xuyên trao đổi nắm bắt, giám sát chặt chẽ tình hình sức khỏe của người lao động để xử lý kịp thời khi có dấu hiệu bất thường liên quan đến dịch bệnh COVID-19.
Bên cạnh đó, tuyên truyền, khuyến cáo người lao động chủ động khai báo y tế, theo dõi sức khỏe theo quy địch của các nước, vùng lãnh thổ trong trường hợp bị nhiễm, nghi nhiễm dịch COVID-19 hoặc đến từ các vùng có dịch khác.
Đồng thời, tăng cường các hình thức, biện pháp truyền thông, cung cấp các thông tin về các chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan chức năng về phòng chống dịch bệnh.
Các doanh nghiệp khuyến cáo, động viên người lao động Việt Nam ở nước ngoài, nhất là tại các khu vực có dịch hạn chế đi lại, không đến các vùng có dịch và không rời khỏi quốc gia, vùng lãnh thổ đó khi không cần thiết nhằm hạn chế sự lây lan dịch bệnh.
Chủ động, thường xuyên trao đổi với các đối tác nước ngoài để đảm bảo người lao động người lao động được khám, cách ly, chữa bệnh trong trường hợp nghi nhiễm hoặc bị nhiễm bệnh COVID-19 và thực hiện các chế độ tiền lương, sinh hoạt của người lao động theo hợp đồng đã ký và quy định sở tại trong thời gian nghỉ việc do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Đối với lao động về nước từ vùng dịch do hết thời hạn hợp đồng và những trường hợp cá biệt khác cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về y tế, cách ly y tế theo quy định.
Doanh nghiệp chủ động xây dựng phương án hỗ trợ người lao động trong trường hợp người lao động có nguyện vọng về nước, tùy theo diễn biến tình hình dịch bệnh và hướng dẫn của chính quyền sở tại./.
Anh Thư
Từ khóa:
-
Bạc Liêu: Tạo việc làm bền vững từ hoạt động xuất khẩu lao động
13-11-2024 16:57 02
-
Cơ hội thúc đẩy ngành thủ công mỹ nghệ vươn mình thành sản phẩm mũi nhọn
13-11-2024 14:11 06
-
TP. Hồ Chí Minh cần có chiến lược dài hạn thu hút và giữ chân lao động di cư
11-11-2024 18:48 02
-
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
03-11-2024 11:50 48
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
31-10-2024 11:00 19
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
31-10-2024 10:14 48