Sổ tay sức khỏe người di cư – cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản và Hàn Quốc
(LĐXH)- Ngày 22/7, tại Hà Nội, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức cuộc họp chuyên đề giới thiệu Sổ tay sức khỏe người di cư.
Tham dự có ông Đặng Sỹ Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước; bà Aiko Kaji, Chuyên gia sức khỏe di cư IOM tại Việt Nam cùng đại diện gần 60 doanh nghiệp có tham gia hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng tại Nhật Bản và Hàn Quốc.
Phát biểu tại cuộc họp, Chuyên gia sức khỏe Aiko Kaji, trao đổi: Nghiên cứu cho thấy thực tế điều kiện, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và việc tiếp cận các dịch vụ y tế cho người lao động ở nước ngoài ra sao; việc chuẩn bị ngôn ngữ, định hướng vấn đề sức khỏe cho lao động di cư… Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề tồn tại như một số nội dung đào tạo sức khỏe trước khi người lao động xuất cảnh chưa thực sự được đưa chú ý.
Bà Aiko Kaji cũng đánh giá cao những nỗ lực, đóng góp của nhóm công tác và mong Sổ tay sức khỏe cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài sớm được đến tay người lao động đang làm việc ở nước ngoài và chuẩn bị xuất cảnh.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, hoạt động đưa người Việt Nam đi nước ngoài góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững, nhất là tại khu vực nông thôn. Nhiều mô hình như ở Hà Tĩnh đã thay đổi bộ mặt địa phương, nguồn lực từ nước ngoài giúp nhiều gia đình xây được nhà mới, con cái đi học với điều kiện tốt hơn.
Việt Nam đã có trên 350.000 lượt người lao động tới Nhật Bản theo chương trình thực tập sinh kỹ năng, thu nhập từ 1.200 - 1.400 USD; có 90% lao động đang làm việc tại Hàn Quốc đi theo chương trình EPS, thu nhập của người lao động trung bình từ 1.400 - 1.800 USD. Hiện tại, mô hình lao động mùa vụ đang làm việc với thời gian 3 - 5 tháng được triển khai tại Hàn Quốc với sự ký kết hợp tác giữa các địa phương đạt hiệu quả cao.
Bà Trần Thị Tuyết Lương, cán bộ Nhóm Kỹ thuật sức khỏe người di cư của IOM Việt Nam, chia sẻ: Nhiều người lao động làm việc tại Hàn Quốc, Nhật Bản khó khăn khi tiếp cận dịch vụ y tế đúng cách. Chẳng hạn, nhiều người không biết sử dụng thể BHYT đúng cách, nhiều trường hợp phải trả khoản chi phí chênh lệch do đến cơ sở y tế sai tuyến…
Chí Tâm
Từ khóa:
-
Bạc Liêu: Tạo việc làm bền vững từ hoạt động xuất khẩu lao động
13-11-2024 16:57 02
-
Cơ hội thúc đẩy ngành thủ công mỹ nghệ vươn mình thành sản phẩm mũi nhọn
13-11-2024 14:11 06
-
TP. Hồ Chí Minh cần có chiến lược dài hạn thu hút và giữ chân lao động di cư
11-11-2024 18:48 02
-
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
03-11-2024 11:50 48
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
31-10-2024 11:00 19
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
31-10-2024 10:14 48