Tạm thời dừng đưa người lao động sang làm việc tại khu vực Trung Đông
(LĐXH)- "Tạm thời dừng đưa lao động đi làm việc tại thị trường Trung Đông cho tới khi có thông báo mới. Cục Quản lý lao động ngoài nước phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi tình hình, lên phương án sơ tán người lao động Việt Nam đến các khu vực an toàn và đưa về nước trong trường hợp khẩn cấp".
Đây là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Lao động - TBXH Đào Ngọc Dung vào tối 8/1, liên quan tới tình hình căng thẳng tại khu vực Trung Đông những ngày qua. Theo đó, Bộ hiện không khuyến khích đưa lao động Việt Nam sang thị trường lao động khu vực Trung Đông. Cục Quản lý lao động yêu cầu các doanh nghiệp đã đưa lao động đi làm việc ở khu vực Trung Đông cần thiết lập đường dây nóng và cập nhật thư điện tử cùng nhân sự thường trực để theo dõi diễn biến tình hình, có biện pháp ứng phó khi xảy ra phát sinh...
Rà soát tình hình lao động, việc làm và sinh hoạt của lao động Việt Nam tại các nước trong khu vực (bao gồm UAE, Ca-ta, Ả-rập Xê-út, Ô-man, Cô-Oét, Ba-ranh, Ix-ra-en), lập danh sách số lao động đang làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp, công trình… số điện thoại, email, đầu mối liên hệ của các nhóm Lao động và cán bộ đại diện doanh nghiệp tại thị trường gửi Ban Quản lý lao động tại địa bàn và Cục Quản lý Lao động ngoài nước để theo dõi, quản lý va hỗ trợ khi cần thiết.
Phối hợp chặt chẽ với công ty sử dụng lao động và các bên liên quan xây dựng phương án bảo vệ an toàn, an ninh cho người lao động và sơ tán khi có diễn biến xấu xảy ra.
Mỗi doanh nghiệp thiết lập đường dây nóng (số điện thoại, email của 01 lãnh đạo và 01 cán bộ thị trường) để theo dõi diễn biến tình hình, có biện pháp ứng phó khi xảy ra phát sinh.
Cục Quản lý Lao động ngoài nước đang phổi hợp với các cơ quan liên quan theo dõi tình hình khu vực và lên phương án di chuyển, sơ tán người lao động Việt Nam đến các khu vực an toàn và đưa về nước trong trường hợp khẩn cấp.
Theo thông tin từ Cục Quản lý Lao động ngoài nước, thị trường lao động Trung Đông hiện thu hút khoảng 10.000 lao động Việt Nam (năm 2019, số lượng lao động Việt Nam sang làm việc tại đây chỉ hơn 1.000 người); số lao động trên tập trung chủ yếu tại Ả rập Xê út 7.000 người, UAE 3.000 người, Cô oét gần 1.000 người, Quata gần 600 người, Ô man 90 người và Bahrain 70 người...
Trần Thắng
Từ khóa:
-
Bạc Liêu: Tạo việc làm bền vững từ hoạt động xuất khẩu lao động
13-11-2024 16:57 02
-
Cơ hội thúc đẩy ngành thủ công mỹ nghệ vươn mình thành sản phẩm mũi nhọn
13-11-2024 14:11 06
-
TP. Hồ Chí Minh cần có chiến lược dài hạn thu hút và giữ chân lao động di cư
11-11-2024 18:48 02
-
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
03-11-2024 11:50 48
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
31-10-2024 11:00 19
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
31-10-2024 10:14 48