Để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em, giúp trẻ em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh và phát triển toàn diện, năm 2022, từ nguồn Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, tỉnh đã tổ chức các chương trình trao tặng quà, hỗ trợ cho trên 13.800 lượt trẻ em với tổng trị giá trên 2 tỷ đồng; thực hiện xã hội hóa huy động nguồn lực trị giá trên 10 tỷ đồng hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; tổ chức các hoạt động hỗ trợ cho 1.064 trẻ em, tổng trị giá 373 triệu đồng từ nguồn Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh.
Các cơ quan, đơn vị, địa phương với tinh thần "tương thân, tương ái” đã phối hợp trao tặng gần 2.000 áo ấm cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số, miền núi; tặng 680 xuất quà nhân dịp tết Nguyên đán, Tết Thiếu nhi; xây dựng 31 nhà nhân ái cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; bảo trợ hàng tháng cho 80 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; tặng 30 triệu đồng làm 1,2 km đường liên thôn tại xã Nậm Mười, huyện Văn Chấn, giúp trẻ em tới trường; tặng trên 15.000 quyển vở cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số nhân dịp năm học mới 2022 - 2023…
Nhằm mục tiêu tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác trẻ em, đồng thời, thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu theo Quyết định số 23/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì TE giai đoạn 2021-2030; kế hoạch số 77/KH-UBND ngày 31/3/2021 của UBND tỉnh Yên Bái thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2030, Ban Chỉ đạo công tác BVCSTE tỉnh xây dựng và ban hành Kế hoạch triển khai công tác BVCSTE tỉnh Yên Bái năm 2023.
Thực hiện công tác giáo dục trẻ em, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh thường xuyên chỉ đạo các trường học thực hiện tốt các tiêu chí xây dựng "Trường học hạnh phúc”; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; thành lập các phòng tư vấn tâm lý học đường đối với cấp học tiểu học, THCS và THPT...
Tỉnh đoàn Yên Bái đã triển khai mô hình xây dựng "Điểm bơi an toàn, phòng, chống đuối nước cho thiếu nhi trong dịp hè”; thực hiện cắm trên 100 biển cảnh báo tại những khu vực sông, suối sâu nguy hiểm thường xảy ra tai nạn đuối nước; tổ chức các lớp tập huấn phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước, bạo lực, xâm hại trẻ em cho trên 7.000 lượt người tham gia; mở 20 lớp kỹ năng sống và tổ chức học kỳ trong quân đội cho hơn 500 thiếu niên, nhi đồng...
Hiện nay, các địa phương trong tỉnh duy trì và nhân rộng hiệu quả các mô hình phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em; triển khai nhân rộng mô hình dạy bơi, dạy kiến thức, kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ; tổ chức truyền thông phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em trong các trường học. Theo đó, toàn tỉnh đã thành lập được 25 câu lạc bộ trẻ em là nòng cốt với 624 thành viên, 31 câu lạc bộ cha mẹ với 844 thành viên; 155/173 xã, phường phù hợp với trẻ em. Đường dây nóng Bảo vệ trẻ em của tỉnh Yên Bái (18001776) duy trì hoạt động thường xuyên để tiếp nhận và can thiệp, hỗ trợ kịp thời về tâm lý, tinh thần, thể chất cho trẻ em...
Các chính sách chính sách quan tâm, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thông qua lồng ghép các hoạt động công tác xã hội, nâng cao nhận thức, cũng như trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân, gia đình và xã hội trong việc thực hiện các quyền của trẻ em, quan tâm, tạo điều kiện để mọi trẻ em được an toàn, lành mạnh cũng đã được tỉnh Yên Bái triển khai rộng khắp.
Thực hiện Chủ đề "Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em” trong Tháng Hành động vì trẻ em năm 2023, các sở, ban, ngành, địa phương đã và đang tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ chăm sóc trẻ em và giáo dục trẻ em; tăng cường bảo vệ chăm sóc trẻ em, phòng chống xâm hại, bạo lực trẻ em, phòng chống tai nạn thương tích, đặc biệt là đuối nước; truyền thông giáo dục, phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng tránh tai nạn thương tích, đuối nước cho cha mẹ, trẻ em và cộng đồng dân cư; rà soát phát hiện kịp thời các nguy cơ gây tai nạn thương tích, đuối nước ở trẻ em và kịp thời có giải pháp khắc phục; tổ chức các lớp kỹ năng về an toàn phòng chống đuối nước, phòng chống xâm hại trẻ em, xây dựng các mô hình triển khai hiệu quả về bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng với nhiều hình thức phong phú, đa dạng.
Cùng đó, các địa phương tiếp tục triển khai các chính sách về giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, an sinh xã hội dành cho trẻ em; huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân để tổ chức các hoạt động, điểm vui chơi, giải trí cho trẻ em; lồng ghép các hoạt động của Tháng hành động với Phong trào thanh niên tình nguyện, các hoạt động sinh hoạt hè, văn hóa, thể dục, thể thao; tiếp tục vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ trực tiếp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt thông qua Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh và hỗ trợ trực tiếp cho trẻ em nghèo, trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số...
Tuệ An
-
Ninh Thuận: Đẩy nhanh công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
13-12-2024 15:52 15
-
Quảng Ngãi: Tích cực thực hiện các giải pháp phòng, chống tệ nạn mại dâm
23-12-2024 15:36 54
-
Ninh Thuận phấn đấu để người có công có mức sống ổn định so với cộng đồng
02-12-2024 15:43 31
-
Nghệ An nâng cao chất lượng công tác bình đẳng giới
17-12-2024 14:10 45
-
Nhìn lại công tác phòng, chống mại dâm tại một số địa bàn trọng điểm
04-12-2024 14:07 23
-
Tăng cường tuyên truyền nhận biết các hình thức mại dâm trá hình
02-12-2024 14:00 12