Thái Bình: Chú trọng đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm
Với nhiều hướng đi đúng đắn, bình quân mỗi năm tỉnh Thái Bình giải quyết việc làm mới cho hơn 30 nghìn lao động. Qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương.
Với đặc thù là tỉnh thuộc châu thổ sông Hồng, diện tích rộng, nguồn nhân lực tương đối dồi dào nhưng chưa tận dụng hết, trong nhiều năm trở lại đây, công tác giải quyết việc làm cho người lao động được các cấp, các ngành và tỉnh Thái Bình đặc biệt quan tâm, chú trọng.
Với vai trò là đơn vị chủ lực trong công tác giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn, những năm qua Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Thái Bình đã làm tốt vai trò cầu nối giữa người lao động và doanh nghiệp. Người lao động mỗi khi tìm tới Trung tâm đều được đội ngũ cán bộ, nhân viên đơn vị nhiệt tình tư vấn, hướng dẫn các thủ tục một cách nhanh và hiệu quả nhất.
Nhằm giúp chính sách bảo hiểm thất nghiệp đi sâu hơn vào cuộc sống, Trung tâm DVVL Thái Bình không ngừng đổi mới, đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến chủ sử dụng lao động và người lao động. Rất nhiều biện pháp tuyên truyền đã được đưa ra như: Tổ chức các hội thảo, hội nghị, tập huấn; phát tờ rơi, thông qua các kênh online…
Công tác giải quyết việc làm cho người lao động được tỉnh Thái Bình đặc biệt quan tâm
Để người lao động thuận tiện đến đăng ký bảo hiểm thất nghiệp, ngoài trụ sở chính, Trung tâm DVVL Thái Bình đã mở thêm nhiều văn phòng đại diện tư vấn và tiếp nhận hồ sơ tại địa bàn các huyện như: Vũ Thư, Tiền Hải, Kiến Xương... Với phương châm 3 đúng: "Đúng đối tượng, đúng chế độ, đúng thời hạn", Trung tâm DVVL tỉnh Thái Bình đã gặt hái được nhiều kết quả rất đáng ghi nhận trong công tác giải quyết chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Bên cạnh đó, sàn giao dịch việc làm của Trung tâm DVVL Thái Bình đi vào hoạt động, góp phần phát triển đa dạng các giao dịch thị trường lao động, kết nối cung, cầu lao động một cách hiệu quả, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm để người lao động có nhiều lựa chọn nghề nghiệp cho mình cũng như tránh được những chi phí không đáng có.
Nhiều giải pháp đồng bộ đã được Thái Bình đưa ra như: Đẩy mạnh việc kết nối với nhiều tỉnh thành lân cận như Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh…vv trong việc thu hút lao động vào các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh; tổ chức nhiều hội nghị giới thiệu Luật lao động, chính sách việc làm; các phiên giao dịch giới thiệu việc làm được tổ chức ngày một nhiều và hiệu quả, góp phần tạo nên một lượng lớn việc làm cho người lao động.
Ngày hội tư vấn tuyển sinh, giới thiệu việc làm cho thanh niên tỉnh Thái Bình năm 2019
Công tác xuất khẩu lao động cũng được quan tâm, chú trọng. Tỉnh Thái Bình thường xuyên tổ chức nhiều hội nghị lưu động tại địa bàn các huyện để tư vấn cho lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài. Sở LĐ-TB&XH quản lý chặt chẽ, chỉ cấp giấy giới thiệu cho đơn vị liên hệ, tuyên truyền tuyển dụng lao động xuất khẩu khi có giấy phép của Bộ LĐ-TB&XH và có đơn hàng đã được Cục Lao động ngoài nước thẩm định. Chính nhờ việc quản lý về mặt nhà nước kĩ càng như vậy, mà nguồn lao động tham gia thị trường xuất khẩu ở Thái Bình ít gặp rủi ro và luôn có ý thức chấp hành pháp luật, kỷ luật của nước sở tại.
Ngoài ra nguồn việc làm được tạo ra từ vốn vay Quỹ về việc làm tại Thái Bình là rất lớn. Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội Thái Bình, tính từ năm 2003 đến hết tháng 6/2019, tổng dư nợ cho vay chương trình giải quyết việc làm đạt 93,359 tỷ đồng với 2.902 khách hàng đang vay vốn. Để phát huy hiệu quả sử dụng nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội các huyện, thành phố đã phối hợp với ngành LĐ-TB&XH, các tổ chức, đoàn thể, các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch phân bổ nguồn vốn, quản lý nguồn vốn cho vay, đầu tư cho các chương trình, dự án sử dụng nhiều lao động, cho vay giải quyết việc làm cho các hộ, nhóm hộ… Nhiều mô hình kinh tế phát huy hiệu quả từ vốn vay từ Quỹ quốc gia về việc làm tại Thái Bình như: Công ty TNHH Mỹ nghệ Tây An, vay 400 triệu đồng để đầu tư mở rộng nhà xưởng, mua nguyên liệu, đã tạo việc làm mới cho 12 lao động tại xưởng của doanh nghiệp, tạo việc làm tăng thêm cho trên 6.000 lao động khu vực nông thôn ở trong và ngoài tỉnh. Hay như doanh nghiệp Sản xuất Thủy tinh Hồng Quang, vay 250 triệu đồng đầu tư mở rộng nhà xưởng, thiết bị đã tạo việc làm mới cho 10 lao động với mức thu nhập ổn định 5,5 triệu đồng/người/tháng; hộ ông Hoàng Ngọc Sơn (thôn Nghĩa, xã Tây Lương, huyện Tiền Hải) vay 50 triệu đồng đầu tư máy móc, thiết bị thi công xây dựng công trình dân dụng, tạo việc làm cho 20 lao động.
Hưng Hà
Từ khóa:
-
Bạc Liêu: Tạo việc làm bền vững từ hoạt động xuất khẩu lao động
13-11-2024 16:57 02
-
Cơ hội thúc đẩy ngành thủ công mỹ nghệ vươn mình thành sản phẩm mũi nhọn
13-11-2024 14:11 06
-
TP. Hồ Chí Minh cần có chiến lược dài hạn thu hút và giữ chân lao động di cư
11-11-2024 18:48 02
-
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
03-11-2024 11:50 48
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
31-10-2024 11:00 19
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
31-10-2024 10:14 48