Thanh Hóa: Tập trung đẩy mạnh công tác phòng, chống tệ nạn xã hội
(LĐXH)- Trước tình hình phức tạp của tệ nạn ma túy, mại dâm, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung đẩy mạnh công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân trong công tác này, góp phần đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội.
Công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn ma túy được tỉnh đặc biệt chú trọng
Triển khai nhiệm vụ năm 2022, bên cạnh việc tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, Sở Lao động – TBXH đã tổ chức 56 lớp tập huấn triển khai những điểm mới về công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy, các quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy, cai nghiện, quản lý sau cai nghiện ma túy tại cộng đồng và công tác phòng, chống mại dâm cho 3.072 lượt người. Tổ chức Hội thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội tại 12 trường THPT, cơ sở GDNN với sự tham gia của trên 16.000 học sinh, học viên, giáo viên, giảng viên. Lắp đặt 45 panô, treo 80 băng rôn, cấp phát 65.000 tờ rơi tuyên truyền về phòng, chống mại dâm, phòng, chống ma túy, cai nghiện và quản lý sau cai nghiện. Đến nay, các Cơ sở Cai nghiện ma túy đã tiếp nhận, chữa trị cai nghiện cho 1.466 đối tượng, trong đó cai nghiện mới cho 766 đối tượng. Tổ chức tái hòa nhập cộng đồng cho 433 đối tượng hết thời hạn cai nghiện. Các cơ sở cai nghiện ma tuý hiện đang quản lý 1.040 đối tượng. Cơ sở điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone đang tổ chức điều trị cho 114 bệnh nhân.
Bên cạnh đó, Sở Lao động – TBXH đã phối hợp với Tỉnh đoàn Thanh Hóa tổ chức Diễn đàn “Tuyên truyền phòng, chống ma túy trong Đoàn viên thanh niên”. Phối hợp, tổ chức kiểm tra 15 cơ sở kinh doanh, dịch vụ; qua kiểm tra, đã hướng dẫn, nhắc nhở các cơ sở kinh doanh thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong kinh doanh dịch vụ lưu trú. Phối hợp với UBND huyện Quảng Xương triển khai Dự án “Hỗ trợ phát triển kinh tế cho nạn nhân và người có nguy cơ trở thành nạn nhân bị mua bán người” do tổ chức World Vision International tại Việt Nam vận động tài trợ. Chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp huyện thực hiện tốt công tác tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về. Trong năm 2022, trên địa bàn tỉnh có 08 nạn nhân được giải cứu, các nạn nhân đã được hỗ trợ theo đúng quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Sở Lao động – TBXH còn thường xuyên phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường tổ chức khảo sát, nắm bắt tình hình hoạt động mại dâm công cộng và trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện trên địa bàn. Sau khảo sát, đã chỉ đạo các Phòng Lao động - TBXH các huyện, thành phố có các điểm, tụ điểm, cơ sở còn hoạt động mại dâm chủ động, phối hợp chặt chẽ cùng chính quyền địa phương tổ chức kiểm tra, xử phạt nghiêm theo qui định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn mại dâm; tổ chức chốt tại các điểm, tụ điểm phức tạp về hoạt động mại dâm để giữ vững trật tự xã hội trên địa bàn.
Trên cơ sở kết quả đạt được, trong năm 2023, Sở Lao động – TBXH tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu tổ chức quản lý, điều trị, cai nghiện ma túy bắt buộc cho 500 người; điều trị, cai nghiện ma túy tự nguyện (không thường xuyên) cho 100 người; tư vấn, hỗ trợ cai nghiện ma túy tại cộng đồng cho 500 người; tích cực thông tin, tuyên truyền thực hiện tốt công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về tái hòa nhập cộng đồng.
Sở đang tập trung thực hiện các nhiệm vụ: Nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện; phòng, chống mại dâm và hỗ trợ kịp thời nạn nhân bị mua bán. Phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai thực hiện các giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dự phòng và điều trị nghiện ma túy nhằm giảm tác hại của nghiện ma túy, kiềm chế sự gia tăng số người nghiện mới, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và nâng cao sức khỏe nhân dân; đẩy mạnh công tác giáo dục, dạy nghề, giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội hỗ trợ hòa nhập cộng đồng sau cai nghiện ma túy; chủ động phòng, chống tái nghiện, tạo chuyển biến tích cực trong công tác phòng, chống ma túy nói chung, cai nghiện phục hồi, quản lý sau cai nghiện ma túy nói riêng, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn toàn tỉnh. Tập trung đổi mới, đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền và nâng cao hiệu quả, chất lượng nội dung tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật; kết hợp hình thức tuyên truyền truyền thống với ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động tuyên truyền nhằm mang lại hiệu quả cao.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phòng ngừa tệ nạn mại dâm; hỗ trợ giảm tác hại, hòa nhập cộng đồng cho người bán dâm; nạn nhân bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng; triển khai, nhân rộng các mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ tư vấn, giáo dục kỹ năng sống, trợ giúp xã hội cho người bán dâm hoàn lương; hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về tái hòa nhập cộng đồng./.
Hồng Phượng
Từ khóa:
Tệ nan
-
Trà Vinh chú trọng thực hiện công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy
22-12-2024 19:23 06
-
Hiệu quả Mô hình “Hỗ trợ nhằm đảm bảo quyền của người lao động tại cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện dễ phát sinh tệ nạn mại dâm”
22-12-2024 17:40 41
-
Phát huy vai trò người có uy tín trong công tác giảm nghèo ở Vĩnh Châu
19-12-2024 16:47 02
-
Thái Bình: Hiệu quả việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ở HTX Đại Đồng
19-12-2024 09:53 59
-
Phủ sóng thông tin giúp người dân ở Vĩnh Châu tiếp cận chính sách giảm nghèo ngày càng hiệu quả
05-12-2024 16:34 56
-
Long Phú thực hiên hiệu quả công tác giảm nghèo
20-11-2024 15:52 22
English Review
International migrants are vital force in the global labour market
English Review | 19-12-2024 14:25 00