Ngày 1/2/2019, Cục Bảo trợ Xã hội (Bộ Lao động – TBXH) cùng với Bộ Y tế đã đến thăm hỏi, động viên, chúc tết và tặng quà các đối tượng bảo trợ xã hội đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm Nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật, Trung tâm Chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần Hà Nội. Đây là 2 đơn vị trực thuộc Sở Lao động – TBXH Hà Nội, đóng trên địa bàn xã Thụy An (huyện Ba Vì). Tham dự có TS. Nguyễn Văn Hồi, Cục trưởng Cục Bảo trợ Xã hội; TS. Bác sĩ Nguyễn Xuân Trường, Chánh Văn phòng Bộ Y tế…
TS. Nguyễn Văn Hồi và TS. Bác sĩ Nguyễn Xuân Trường tặng quà trẻ khuyết tậtTại Trung tâm Nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật Hà Nội, đoàn đã ân cần hỏi thăm, động viên, chúc tết và chuyển tặng 50 suất quà của Bộ trưởng Bộ Y tế tới tận tay các đối tượng. Bên cạnh nguồn kinh phí từ ngân sách, thời gian qua, Trung tâm cũng là địa chỉ được các tổ chức, nhà hảo tâm thường xuyên ghé thăm, đặc biệt là trong dịp Tết nguyên đán. Sự chia sẻ này của cộng đồng đã giúp những người đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại đây thêm ấm lòng.
TS. Nguyễn Văn Hồi tặng quà người cao tuổi Trung tâm Nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật Hà NộiÔng Đỗ Đức Hồng, Giám đốc Trung tâm Nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật Hà Nội, cho biết: Đơn vị hiện đang chăm sóc, nuôi dưỡng 340 đối tượng bảo trợ xã hội, gồm: 160 người già và người tàn tật (trong đó có 30 người tàn tật nặng không tự phục vụ được), 165 trẻ tàn tật (90 trẻ bị bại não, bị đao) và 15 trẻ sơ sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội. Những đối tượng bảo trợ xã hội ở đây đều thuộc diện đặc biệt, mắc nhiều bệnh mãn tính, bệnh hiểm nghèo và hầu tết là người già yếu, trẻ em bại não, bại liệt và trẻ sơ sinh bị bỏ rơi.
TS. Nguyễn Văn Hồi và TS. Bác sĩ Nguyễn Xuân Trường thăm sản phẩm của trẻ khuyết tậtPhát biểu tại buổi thăm và tặng quà, Cục trưởng Cục Bảo trợ Xã hội Nguyễn Văn Hồi đã ân cần hỏi thăm, động viên, chia sẻ khó khăn và chúc mừng năm mới tới các đối tượng bảo trợ xã hội đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm. Đồng thời, ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của cán bộ, viên chức, người lao động với tinh thần trách nhiệm và tấm lòng nhân hậu đã chăm lo tốt không chỉ về đời sống sinh hoạt hàng ngày mà còn chăm lo cả về tinh thần, tư tưởng... Qua đó, tạo nên một mái ấm gia đình thân thiện tình người, góp phần xóa đi những mặc cảm buồn chán, tự ti để người khuyết tật sống vui, sống có ích hơn.
Thăm khu phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật“Cả nước hiện có khoảng 11,3 triệu người cao tuổi, 6,2 triệu người khuyết tật và còn rất nhiều đối tượng là có hoàn cảnh khó khăn khác. Những năm qua, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và người khuyết tật như ban hành nhiều chủ trương, chính sách để chăm lo, trợ giúp các đối tượng yếu thế, như: ban hành Luật Người cao tuổi, Luật Người khuyết tật, Luật Bảo vệ chăm sóc trẻ em… Hiện nay, chúng ta đang giải quyết chính sách trợ giúp xã hội cho 1,6 triệu người cao tuổi, trên 1 triệu người khuyết và cấp thẻ BHYT cho những người có hoàn cảnh khó khăn; những người bị bỏ rơi, không may mắn và có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được đón về chăm sóc, nuôi dưỡng tại các Trung tâm Bảo trợ xã hội. Riêng trên địa bàn Hà Nội có 12 Trung tâm đang nuôi dưỡng hàng nghìn người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em bị bỏ rơi…” – TS. Nguyễn Văn Hồi, trao đổi.
Thăm khu trẻ sơ sinh bị bỏ rơiCục trưởng Cục Bảo trợ Xã hội cũng, cho biết: Nhân dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, Đảng và Nhà nước đã dành nhiều phần quà cho người có công, hộ nghèo, người cao tuổi và người khuyết tật…; các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương, các đơn vị, tổ chức, nhà hảo tâm cũng đã đến thăm hỏi, động viên, tặng quà các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, đối tượng yếu thế. Đặc biệt, Bộ Lao động – TBXH đã cùng với các địa phương trình Thủ tướng Chính phủ tặng hàng triệu suất quà cho các đối tượng chính sách, người có công, người nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội…
Cục trưởng Cục Bảo trợ Xã hội tặng quà tết Trung tâm Chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần Hà NộiKhông khí tết đã tràn ngập tại Trung tâm Chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần Hà NộiCòn tại Trung tâm Chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần Hà Nội, nơi đang chăm sóc, nuôi dưỡng 560 bệnh nhân tâm thần phân liệt diện khuyết tật đặc biệt nặng, không khí Tết cũng đã ngập tràn. Tết này, ngoài chế độ quy định, mỗi bệnh nhân tâm thần còn được thành phố Hà Nội hỗ trợ thêm 100.000 đồng/người/ngày, Trung tâm trích nguồn tăng gia hỗ trợ 200.000 đồng/người/ngày để bổ sung vào suất ăn cho các đối tượng.
TS. Nguyễn Văn Hồi thăm khu lao động sản xuất của bệnh nhân tâm thầnTại đây, TS. Nguyễn Văn Hồi, Cục trưởng Cục Bảo trợ Xã hội, chia sẻ: Trong các lĩnh vực công tác xã hội quan tâm, chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người bệnh tâm thần phân liệt là một trong những lĩnh vực đặc biệt vất vả, khó khăn, gặp nhiều trở ngại nhất.
Cả nước ước tính có khoảng 300.000 người bị bệnh tâm thần nặng đang được nuôi dưỡng tại hơn 50 cơ sở bảo trợ xã hội có chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí, trong đó có gần 30 cơ sở chăm sóc chuyên biệt. Tổng số ca được chăm sóc và phục hồi chức năng tại các trung tâm trên cả nước là 13.000 ca, số người tâm thần nặng được các trung tâm thực hiện quản lý tại cộng đồng là 60.000 ca. Hiện nay, người bệnh tâm thần mãn tính đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại các trung tâm là hầu hết bệnh nhân không còn khả năng lao động lý liệu để phục hồi chức năng, không còn khả năng tự phục vụ bản thân. Khó khăn là vậy, song trong những năm qua, Trung tâm Chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần Hà Nội đã thực hiện rất tốt công tác nuôi dưỡng, chăm sóc bệnh nhân tâm thần, đặc biệt là các hoạt động lao động sản xuất cho bệnh nhân…
Chí Tâm