Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Quảng Ninh cần tăng cường quản lý các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra TNLĐ
(LĐXH)- Trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Quảng Ninh, chiều 29/3, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh đã có buổi làm việc với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Quảng Ninh về lĩnh vực lao động, việc làm và công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trên địa bàn.
Cùng đi có Cục trưởng Cục An toàn Lao động Hà Tất Thắng, Phó Cục trưởng Chu Thị Hạnh và đại diện một số phòng liên quan thuộc Cục.
Về phía Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Quảng Ninh có Giám đốc Nguyễn Hoài Sơn; các Phó Giám đốc: Nguyễn Thành Tâm, Lê Minh Sơn, Vũ Quang Trực cùng lãnh đạo các phòng, đơn vị chuyên môn của Sở.
Năm 2021, khu vực có quan hệ lao động tại các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh xảy ra 23 vụ TNLĐ chết người, làm chết 24 người (giảm 2 vụ và 2 người chết so với năm 2020). Trong 3 tháng đầu năm 202, toàn tỉnh xảy ra 7 vụ TNLĐ chết người, làm chết 7 người (chủ yếu tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam).
Bên cạnh đó, trong năm 2022, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Quảng Ninh sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra về công tác ATVSLĐ tại 55 đơn vị, doanh nghiệp…
Về một số kết quả khác, Giám đốc Nguyễn Hoài Sơn, cho biết: Năm 2021, Quảng Ninh tạo việc làm tăng thêm đạt 14.000 lao động. Tổng số người tham gia BHXH là 265.500 người (chiếm 21,55 lực lượng lao động), số người tham gia BHTN là 233.100 người…
Tính từ đầu năm 2022 đến nay, tỉnh Quảng Ninh cũng đã thực hiện hỗ trợ các đối tượng gặp khó khăn do COVID-19 với 34.338 người và 5.997 người sử dụng lao động, tổng kinh phí hỗ trợ gần 62 tỷ đồng (không bao gồm số tiền thực hiện chính sách tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí – tử tuất và hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất)…
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Lê văn Thanh, nhận xét: Quảng Ninh là tỉnh công nghiệp có nhiều ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, như: khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất điện, xi măng... tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra TNLĐ, bệnh nghề nghiệp, đặc biệt là các vụ TNLĐ nghiêm trọng làm chết, bị thương nhiều người, trong đó chủ yếu là ở các đơn vị thuộc ngành than.
Thứ trưởng Lê văn Thanh đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Quảng Ninh tiếp tục quán triệt, tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ, UBND tỉnh về các biện pháp, giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt trong sản xuất kinh doanh và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid 19.
Đồng thời, đẩy mạnh triển khai Luật ATVSLĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành tới doanh nghiệp, cơ sở thông qua nhiều hình thức phong phú, phù hợp với từng nhóm đối tượng cụ thể. Trước triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động của Tháng hành động về ATVSLĐ và Chương trình quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2021 - 2025.
Chí Tâm
Từ khóa:
-
Cơ hội việc làm cho người khuyết tật
22-11-2024 18:20 44
-
Cà Mau: Thực hiện hiệu quả công tác chi trả trợ cấp thất nghiệp
12-11-2024 16:08 19
-
Tập đoàn MetLife ghi tên trong Top 25 Nơi làm việc tốt nhất Thế giới năm 2024
22-11-2024 14:08 51
-
1.337 cơ hội việc làm cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan
08-11-2024 17:15 06
-
Hội chợ việc làm cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan thành phố Hà Nội năm 2024
08-11-2024 12:50 35
-
Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan: Đưa lao động Việt Nam sang Canada làm việc theo kế hoạch bài bản
08-11-2024 10:45 47