Thúc đẩy các hoạt động kết nối khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho các doanh nghiệp ở Thái Nguyên
(LĐXH)-Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vừa phối hợp với Văn phòng Đề án 844 - Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục Phát triển Doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Ngày hội Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo (ĐMST) tại tỉnh Thái Nguyên.
Ngày hội bao gồm rất nhiều các hoạt động ý nghĩa như: Hội nghị kết nối khởi nghiệp, đào tạo cho đoàn viên thanh niên, startup về khởi nghiệp ĐMST, Tham quan mô hình khởi nghiệp thành công tại địa phương… Tại Hội nghị kết nối, các chuyên gia, các chủ doanh nghiệp, các bạn startup đã trao đổi, tư vấn, nâng cao năng lực xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST của địa phương.
Ngày hội đã thu hút được đông đảo các thành phần trong Hệ sinh thái Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Tại đây, các chuyên gia, các chủ doanh nghiệp, các nhà khởi nghiệp đã trao đổi, tư vấn, nâng cao năng lực xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST của địa phương. Hội nghị đã hỗ trợ các Startup mở rộng mạng lưới kết nối của mình và đồng thời cũng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm từ chuyên gia với các phiên chuyên đề tập trung vào thúc đẩy lĩnh vực Nông nghiệp Thông minh. Các nhóm vấn đề chính tại hội nghị được thiết kế xoay quanh các chủ đề: Thủy Hải sản, Nông Lâm nghiệp và Nông nghiệp kết hợp với Du lịch, logistic.
Tại Hội nghị các chuyên gia chia sẻ: Điểm yếu lớn nhất của các doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST (DN KNĐMST) của tỉnh Thái Nguyên là qui mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ nên nguồn lực tài chính yếu, trình độ nhân lực hạn chế. Chuyển đổi số thành công hay không thì yếu tố quan trọng nhất vẫn thuộc về DN KNĐMST của tỉnh Thái Nguyên có tìm được mô hình vận hành phù hợp với mình hay không. Tuy nhiên, DN KNĐMST của tỉnh Thái Nguyên vẫn cần sự hỗ trợ của các tổ chức hiệp hội và chính quyền địa phương trong việc kết nối, tiếp cận các nguồn lực, nhất là nguồn lực về tài chính và nhân lực.
Trong giai đoạn 2016-2018, khối doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Thái Nguyên có mức độ phát triển tương đối ổn định, đóng góp gần 50% GDP, trên 30% thu ngân sách nhà nước, 45% vốn đầu tư thực hiện toàn tỉnh. Tuy nhiên, thực tế việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, các quỹ đầu tư, chính sách cho phát triển khối doanh nghiệp này còn hạn chế, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (bởi chủ yếu các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là các doanh nghiệp nhỏ và vừa).
Đồng thời các chuyên gia cũng cho rằng: Khu vực DN KNĐMST trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có rất nhiều cơ hội để phát triển, tuy nhiên để khu vực DN KNĐMST này tranh thủ được các cơ hội phát triển, thời gian tới Thái Nguyên cần chú trọng một số giải pháp sau: Hỗ trợ DN KNĐMST tiếp cận nguồn tài chính, tín dụng; hỗ trợ đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ kỹ thuật cho các DN KNĐMST; cải thiện các chỉ số thành phần còn thấp trong chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); DN KNĐMST trên địa bàn TP. Thái Nguyên cần tận dụng tối đa những tiềm lực về vốn, nhân lực, thị trường… để nâng cao năng lực cạnh tranh. Đặc biệt, cần minh bạch hoạt động và báo cáo tài chính, nâng cao chất lượng quản trị DN, quản lý rủi ro…
Cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã đẩy mạnh các hoạt động nhằm hướng tới đổi mới sáng tạo toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, ban hành các văn bản pháp lý, tăng cường công tác quản lý và triển khai đồng bộ. Cụ thể, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 09 về “Quy định nội dung và mức chi thực hiện hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025 và tổ chức các hội thi, cuộc thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Thái Nguyên”. Đây là chính sách phù hợp với thực tế của tỉnh nhằm tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới.
Tuy nhiên, tỉnh Thái Nguyên cũng còn nhiều hoạt động chưa thực hiện được. Số ý tưởng khởi nghiệp được hỗ trợ và triển khai còn hạn chế, chất lượng chưa cao. Các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được hình thành còn ít, việc xác định còn gặp nhiều khó khăn. Việc kết nối các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp còn yếu, chưa tạo được sự liên kết. Đặc biệt, là chưa tạo ra được một hệ sinh thái hoàn chỉnh, nhằm thúc đẩy các hoạt động khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Ngoài những phiên tọa đàm cùng các khách mời được xây dựng với nội dung chuyên sâu, phù hợp với đặc thù riêng của từng địa phương của Thái Nguyên, sẽ kết hợp các buổi tham quan mô hình khởi nghiệp tại địa phương cùng với sự tham gia của các lãnh đạo địa phương với mục tiêu lắng nghe những khó khăn và giúp đỡ startup nông nghiệp còn non trẻ, giúp họ tập huấn nâng cao năng lực quản trị và làm kinh tế.
Năng lực tài chính là yếu tố sống còn với bất cứ DN nào. Ngày hội tổ chức một không gian riêng dành cho các nhà đầu tư và startup có cơ hội tiếp xúc và tìm hiểu nhau, những màn pitching của founders, CEO của các dự án nông nghiệp gọi vốn trực tiếp với các “Shark” là những nhà đầu tư tiềm năng, sẵn sàng đồng hành cùng các dự án chất lượng cao. Thời gian qua, những màn gọi vốn từ các startup thuộc lĩnh vực dịch vụ và công nghệ chiếm đa số, cơ hội dành cho các startup nông nghiệp tiếp cận với các nhà đầu tư còn khá khiêm tốn. Đây là sân chơi cho các startup thực sự có tiềm năng để cọ xát và thử thách, chứng minh tiềm năng của startup. Việc đánh giá tính khả quan của mô hình không ai phù hợp hơn là các nhà đầu tư.
Ngày hội KNĐMST được hy vọng đoàn viên thanh niên và các thành phần của Hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương tham gia hưởng ứng. Đây như một cú hích đối với hoạt động khởi nghiệp của Thái Nguyên mang lại giá trị cho các startup, đặc biệt trong đó phải kể đến việc các nhà khởi nghiệp trẻ được gặp gỡ, học hỏi, đào tạo và tham khảo góp ý từ các chuyên gia từ hội nghị.
Chương trình được tổ chức tại 9 tỉnh, thành, nằm trong khuôn khổ Hành trình thanh niên KNĐMST với chủ đề: “Thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp và tận dụng thời cơ để bứt phá từ đại dịch”. Theo báo cáo của đại diện địa phương trong hội nghị, Giai đoạn 2016- 2020, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam đã có sự chuyển mình mạnh mẽ. Bức tranh khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam đã thật sự khởi sắc trong mọi lĩnh vực như tài chính, du lịch, nông nghiệp, giáo dục, logistics và hàng loạt các lĩnh vực khác có liên quan đến công nghệ. Trong đó, với lợi thế về đất đai, khí hậu và điều kiện tự nhiên thuận lợi số lượng các DN, dự án khởi nghiệp nông nghiệp vượt trội hẳn sao với những lĩnh vực khác. Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang gây những ảnh hưởng đến tình hình kinh tế nói chung và đặc biệt là lĩnh vực khởi nghiệp nông nghiệp đã gặp ít nhiều những khó khăn./.
Minh Hạnh
Từ khóa:
-
ESG trong ngành ngân hàng: Thực thi để dẫn đầu
20-11-2024 14:38 12
-
NAPAS, Mastercard và Payoo tung ưu đãi khuấy động mùa khuyến mãi cuối năm
20-11-2024 14:36 42
-
Thách thức từ xu hướng mới trong nền kinh tế số
19-11-2024 16:16 32
- Biến đổi khí hậu khiến vận hành hồ chứa thủy lợi gặp nhiều thách thức
- Dulux Professional đánh dấu năm thứ 8 đồng hành và thúc đẩy phát triển bền vững cùng giải thưởng BĐS Việt Nam PropertyGuru
- Dai-ichi Life Việt Nam vinh dự đạt danh hiệu “Doanh nghiệp vì cộng đồng - Saigon Times CSR” lần thứ 6 liên tiếp
-
Tổng cục Hải quan ban hành chỉ thị về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính trong khi thi hành công vụ
12-11-2024 17:26 47
-
Gian hàng của Liên minh châu Âu (EU) tại Triển lãm Vietnam Foodexpo 2024 trưng bày hơn 200 thực phẩm xuất sắc của EU
11-11-2024 18:48 09
-
Kinh doanh trong môi trường đa văn hóa
11-11-2024 11:03 32