Xã hội
Tiền Giang: Triển khai thực hiện hiệu quả Tiểu dự án về “Hỗ trợ việc làm bền vững"
09:30 PM 19/12/2023
(LĐXH) - Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Tiền Giang, kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều cuối năm 2022, toàn tỉnh còn 6.439 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,27% so tổng số hộ toàn tỉnh (507.486 hộ) vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch còn 1,4% cuối năm 2022. Năm 2023, Tiền Giang phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm xuống còn 1,07% so với năm 2022.

Tiền Giang đẩy mạnh việc thực hiện Tiểu dự ãn.3 về " Hỗ trợ việc làm bền vững"  

Để đạt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo kế hoạch, thời gian qua Sở LĐ-TB&XH tỉnh Tiền Giang đã tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành, đơn vị ban hành nhiều văn bản chỉ đạo chính quyền cấp huyện, cấp xã đẩy mạnh việc triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo bền vững. Một trong những nội dung được tỉnh Tiền giang triển khai đó là việc thực hiện Tiểu dự ãn.3 về " Hỗ trợ việc làm bền vững".

 Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Tiền Giang, mới đây Sở đã có Công văn báo cáo gửi Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH) nhằm thông tin kết quả đạt được giữa kỳ về tình hình thực hiện Tiểu dự ãn.3 về " Hỗ trợ việc làm bền vững" thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2023.

Trong báo cáo, tỉnh Tiền Giang đã nêu rõ việc đã triển khai và phê duyệt đầu tư trang thiết bị công nghệ thông tin, máy tính, máy scan, máy in... và hạ tầng phục vụ hoạt động sàn giao dịch việc làm trực tuyến, xây dựng các cơ sở dữ liệu tại hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm các địa phương.

Mục tiêu, của việc đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin để hiện đại hóa hệ thống thông tin thị trường lao động trên toàn tỉnh Tiền Giang; hình thành sàn giao dịch việc làm trực tuyến và xây dựng các cơ sở dữ liệu. Đồng thời, thu nhập thông tin, tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực, tình hình mất việc làm, thất nghiệp các chỉ số thông tin về thị trường lao động, các chức năng thu thập thông tin... thị trường lao động. Qua sự vào cuộc của các cấp ngành trong triển khai đồng bộ từ cấp tỉnh đến các địa phương, đến nay cơ bản đạt được kết quả đúng với tiến độ đề ra.

Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Tiền Giang, năm 2022 tỉnh được cấp kinh phí là gần 3 tỷ đồng để triển khai các phiên giao dịch việc làm. Trên cơ sở đó, Sở đã phối hợp với các Sở, ngành liên quan lên Kế hoạch tổ chức triển khai, thực hiện và phân bổ kinh phí cho các huyện, thị xã, thành phố để triển khai thực hiện dự án này. Tuy nhiên, do kinh phí về muộn, nên trong năm 2022, Sở mới phối hợp được với 2 huyện là: huyện Chợ Gạo và huyện Gò Công tổ chức tuyên truyền về chương tình và tổ chức ngày hội việc làm nhằm đẩy mạnh việc tư vấn giới thiệu việc làm cho người lao động thuộc hộ nghèo với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang; còn lại Sở tiếp tục triển khai trong năm 2023. Cùng với đó, việc triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu Việc tìm người - Người tìm việc cũng gặp nhiều khó khăn. Dự kiến, Sở sẽ giao Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Tiền Giang triển khai thực hiện nội dung này, nhưng do website của Bộ LĐ-TB&XH chưa hoàn thiện, bảo trì nên hiện chưa xây dựng kinh phí để thực hiện.

Bà Nguyễn Thị Dân Quyền, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Tiền Giang xác nhận, hiện Trung tâm chưa được giao kinh phí triển khai thực hiện Tiểu dự án 4.3 về “Hỗ trợ việc làm bền vững”. Tuy nhiên, với đầu mối là đơn vị chủ lực trong điều tra cung – cầu lao động, tư vấn, kết nối doanh nghiệp, giới thiệu việc làm cho người lao động, đặc biệt là người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ vừa thoát nghèo trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Hiện Trung tâm đã thực hiện thống kê, xây dựng dữ liệu về nhu cầu người tìm việc, nhu cầu tuyển dụng doanh nghiệp bằng các phần mềm hiện có, để phục vụ tư vấn giới thiệu việc làm, phân tích dự báo thị trường lao động trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Đồng thời, với kinh nghiệm của mình Trung tâm đã hỗ trợ các huyện, thị xã, thành phố trong việc tổ chức sàn/phiên giao dịch việc làm tại các địa phương.


Mặc dùng chưa được phân bổ kinh phí nhưng với kinh nghiệp của mình,Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Tiền Giang đã hỗ trợ các huyện, thị xã, thành phố trong việc tổ chức thành công sàn/phiên giao dịch việc làm tại các địa phương.

Theo báo cáo của Sở LĐ-TB&XH tỉnh Tiền Giang, trong kinh phí trung ương giao tỉnh thực hiện tiểu dự án 4.3 “Hỗ trợ việc làm bền vững” giai đoạn năm 2022 và 2023 là hơn 10 tỷ đồng. Theo đó, Sở đã phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh phân bổ vốn cho cấp huyện là 1,4 tỷ đồng để tổ chức các hoạt động giao dịch việc làm. Số tiền còn lại để trực tiếp cấp tỉnh thực hiện các hoạt động giao dịch việc làm và các nội dung khác của dự án.

Hiện Sở LĐ-TB&XH tỉnh tiền Giang đang phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị và chính quyền địa phương các cấp triển khai điều tra thu thập quản lý lao động gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đến này đã điều tra với khoảng 1 triệu người lao động. Tuy nhiên, do địa bài rộng điều tra với quy mô lớn, mất nhiều thời gian xác định đối tượng thu thập nên có khả năng rất tập trung mới đạt tiến độ theo kế hoạch đề ra.

Song song với việc triển khai công tác điều tra thu thập quản lý lao động, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Tiền Giang cùng các huyện, thị xã, thành phố đã tập trung tổ chức các hoạt động sàn/phiên giao dịch việc làm để hỗ trợ kết nối việc làm cho người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; đặc biệt là người lao động thất nghiệp.

Thống kê của Sở LĐ-TB&XH tỉnh Tiền Giang, tính đến cuối tháng 10/2023, các huyện, thị xã và thành phố toàn địa bàn tỉnh Tiền Giang đã tổ chức 22 ngày hội việc làm hoặc phiên giao dịch việc làm với trên 170 lượt doanh nghiệp, đơn vị trong tỉnh, ngoài tỉnh tham gia tuyển dụng lao động. Đặc biệt, tại những phiên, sàn giao dịch việc làm này, nhiều đơn vị, doanh nghiệp có chức năng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng tham dự tuyển dụng.

Thống kê từ các sàn giao dịch việc làm/phiên giao dịch việc làm này có tổng số trên 6.200 người lao động, thanh niên, học sinh - sinh viên tham gia tìm việc; với tổng số trên 1.000 lao động được kết nối việc làm.

Sở LĐ-TB&XH tỉnh Tiền Giang cho biết, với quyết tâm và sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị tỉnh Tiền Giang và tiến độ thực hiện tiểu Dự án 4.3, tỉnh Tiền Giang phấn đấu đến cuối năm 2023 sẽ giải ngân thực đạt 8,7 tỷ/10 tỷ đồng. Tuy nhiên, Sở LĐ -TB&XH tỉnh Tiền Giang cho biết, việc thực hiện nội dung thứ 3, “Quản lý lao động gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác”, trong tiểu dự án này gặp nhiều khó khăn vướng mắc, đặc biệt là việc giải ngân. Theo đó, Tiền Giang mong, Bộ Tài chính có những điều chỉnh Thông tư số 46/2022/TT-BTC (Quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025). Đồng thời, tỉnh Tiền Giang đề nghị: Cục Việc làm sớm hoàn chỉnh Chương trình xây dựng cơ sở dữ liệu Người tìm việc - Việc tìm người và sàn giao dịch việc làm trực tuyến để tỉnh Tiền Giang triển khai thực hiện đúng theo kế hoạch.

Với mục tiêu kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ xuống còn 1,40% so với số hộ toàn tỉnh (tương đương giảm tỷ lệ 0,2%), tỉnh Tiền Giang đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững trên toàn địa bàn. Một trong những giải pháp đó là thực hiện Tiểu dự ãn.3 về " Hỗ trợ việc làm bền vững"." thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2023, nhằm tạo việc làm cho lao động, đặc biệt là lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ vừa thoát nghèo trên địa bàn.


 

Trương Đăng