Tiếp tục nâng cao vai trò của nghề công tác xã hội ở Đà Nẵng
(LĐXH) - Theo thống kê chưa đầy đủ, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện có khoảng 1/3 dân số là những người khuyết tật (NKT), người cao tuổi, hộ nghèo và cận nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người nghiện ma túy, người nhiễm HIV/AIDS, người bệnh tâm thần; đặc biệt là các nạn nhân của bạo lực gia đình, học đường, cùng với xu thế ngày càng gia tăng số đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, của đời sống xã hội...
Để có thể làm tốt vai trò kết nối, nhân viên xã hội thành phố còn cần đến một hệ thống mạng lưới dịch vụ xã hội đồng bộ ở các ngành, địa phương. Một tín hiệu vui là mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội của Đà Nẵng có rất nhiều loại hình dịch vụ từ phát hiện sớm, can thiệp sớm, tư vấn, dạy nghề và hỗ trợ việc làm, sinh kế đến các dịch vụ tham vấn trị liệu tâm lý, trợ giúp pháp lý, tư vấn hôn nhân gia đình... Tham gia vào việc cung cấp dịch vụ, bên cạnh các tổ chức xã hội, cơ sở công lập, đã có dịch vụ của tư nhân và đặc biệt còn có tình nguyện viên cùng tham gia.
Nhìn chung, những năm qua, thành phố triển khai thực hiện Đề án 32 trong điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn nên ngân sách địa phương bố trí cho Đề án phát triển nghề CTXH của thành phố còn nhiều hạn chế. Song, phát huy những thế mạnh và tận dụng được mọi nguồn lực hiện có, nghề CTXH cũng đã được từng bước chuyên nghiệp hóa. Sự chuyên nghiệp của nghề CTXH được thể hiện ở mạng lưới dịch vụ đa dạng, sẵn sàng, đồng bộ và liên tục, với đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, nhiệt tình, tâm huyết; cùng với các nguyên tắc trao quyền, tôn trọng, lấy thân chủ làm trọng tâm; chủ động phối kết hợp nhịp nhàng, đồng bộ với các ngành, địa phương.
Làm sao phát triển nghề CTXH ở Đà Nẵng vẫn còn là vấn đề đáng phải suy nghĩ. Trước tiên, cần phải tiếp tục tuyên truyền và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nghề CTXH trong việc góp phần bảo đảm an sinh xã hội, bởi CTXH chính là công cụ, là phương pháp để thực hiện an sinh xã hội. Sau đó tập trung cho việc xây dựng môi trường pháp lý đồng bộ, thống nhất, thuận lợi cho việc phát triển nghề CTXH ở các ngành, các địa phương, điển hình như mô hình phòng CTXH học đường, bệnh viện, mô hình tòa án thân thiện trẻ em, điểm CTXH tại địa bàn dân cư... Điều cuối cùng cũng là khâu then chốt quan trọng nhất là đầu tư cho đội ngũ nhân viên làm CTXH trên cơ sở sử dụng đội ngũ sẵn có ở các tổ chức xã hội, các đơn vị cung cấp dịch vụ xã hội của các ngành liên quan, tập trung đào tạo, bồi dưỡng, từng bước chuyên nghiệp hóa nghề CTXH, đáp ứng cho nhu cầu sử dụng dịch vụ ngày càng cao của đại đa số các tầng lớp dân cư trong cộng đồng.
PV
Từ khóa:
-
Hưng Yên: Thực hiện kịp thời trợ cấp xã hội hàng tháng cho trên 64.000 đối tượng
20-01-2025 11:41 48
-
Năm 2030 sẽ triển khai tàu khách tốc độ 120 km/h
20-01-2025 11:41 22
-
Nhộn nhịp chợ hoa Quảng An, Hà Nội ngày cận Tết Ất Tỵ 2025
20-01-2025 07:43 42
-
Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi kèm mảnh giấy: ‘Em là sinh viên, không nuôi được con’
16-01-2025 15:55 09
-
Thị trường bưởi, quất cảnh 'vỉa hè' ảm đạm
16-01-2025 07:52 59
-
Đọ dáng linh vật Tết Ất Tỵ: “Bé Na” nào sẽ đăng quang?
15-01-2025 11:46 47