Tại Lạng Sơn, trong nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo, nguyên nhân cơ bản và chủ yếu được xác định là do người dân thiếu vốn, thiếu kiến thức làm ăn, trong đó, vốn là điều kiện tiên quyết là động lực đầu tiên giúp hộ nghèo vượt qua ngưỡng nghèo. Thời gian qua, tín dụng chính sách xã hội đã phát huy tốt vai trò đưa nguồn vốn đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Nguồn vốn chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội đã được đưa đến 100% xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Trong đó, Ngân hàng chính sách xã hội tập trung ưu tiên cho vay đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới… Tổng nguồn vốn thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi là 2.869 tỷ đồng.
Ông Trần Việt Sơn, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Lạng Sơn cho biết, trong 05 năm từ 2014 - 2019, nguồn vốn vay chính sách đã giúp cho trên 30.000 hộ thoát nghèo; giải quyết, tạo việc làm cho gần 8.000 lao động. Đồng thời, giúp gần 6.000 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập. Bên cạnh đó, xây dựng hơn 60.000 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, giúp 2.243 hộ nghèo được hỗ trợ vay vốn xây dựng, sửa chữa nhà ở. Nguồn vốn chính sách đã góp phần quan trọng giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Lạng Sơn từ 25,95% cuối năm 2015 xuống còn 15,83% cuối năm 2018.
Đến nay, Ngân hàng chính sách xã hội đang triển khai 15 Chương trình tín dụng với tổng dư nợ là 2.819,4 tỷ đồng. Hiện có 70.751 hộ nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ. Dư nợ chủ yếu tập trung chủ yếu ở lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn là 2.481 tỷ đồng (chiếm 88% tổng dư nợ). Dư nợ tại huyện nghèo Văn Quan, Bình Gia, Đình Lập theo Nghị quyết 30a là 745,4 tỷ đồng với 18.227 hộ vay vốn, dư nợ bình quân 40,9 triệu đồng; dự nợ hộ đồng bào dân tộc thiểu số là 2.678,2 tỷ đồng với 67.215 hộ.
Chất lượng tín dụng chính sách ngày càng được nâng lên và có nhiều chuyển biến tích cực. Đến 30/6/2019, tổng nợ quá hạn là 2,7 tỷ đồng, giảm 998 triệu đồng so với năm 2015, tỷ lệ nợ quá hạn giảm từ 0,18% (năm 2015) xuống 0,1% (30/6/2019). Chi nhánh hiện có 8/11 đơn vị có tỷ lệ nợ quá hạn dưới 0,1%. Tỷ lệ thu nợ đến hạn bình quân đạt trên 90%. Tỷ lệ thu lãi bình quân đạt 99%.
Vốn cho vay đã góp phần giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác có vốn để đầu tư chăn nuôi được trên 20.000 con gia súc, trên 15 triệu con gia cầm, trồng và chăm sóc trên 25. 000 ha rừng cây lấy gỗ, cây công nghiệp, gần 50.000 cây ăn quả, mua sắm vật tư nông nghiệp để phục vụ sản xuất và dịch vụ kinh doanh buôn bán, phát triển ngành nghề, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn. Số hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo được vay vốn là 40.901 hộ, số hộ nghèo được vay vốn để hỗ trợ nhà ở là 2.243 hộ, hỗ trợ tạo việc làm được 5.400 lao động và trên 31.754 công trình nước sạch và vệ sinh được xây dựng mới, sửa chữa cải tạo với 15.884 hộ được vay, hỗ trợ trên 20.000 hộ vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn…
Bên cạnh đó, tín dụng chính sách đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của cả xã hội tham gia vào thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, tạo việc làm và đảm bảo an sinh xã hội. Nguồn vốn vay ưu đãi đã giúp nhiều hộ nghèo, hộ khó khăn ở nông thôn phát triển sản xuất kinh doanh, trồng trọt, chăn nuôi, bộ mặt nông thôn được cải thiện… tạo được sự phấn khởi, đồng thuận trong nhân dân, giúp nhiều hộ có điều kiện thoát nghèo để tiếp tục vươn lên trong cuộc sống./.
Trần Huyền
-
Người dân Hà Nội 'xé rào', đi ngược chiều trên đường Lê Quang Đạo
13-01-2025 13:46 21
-
Mang chim thú, cây lạ về nhà, coi chừng phạm pháp
13-01-2025 13:46 10
-
Chương trình Tết đồng bào 2025: Mang Tết sớm đến với đồng bào vùng cao huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
13-01-2025 12:22 32
-
Quảng Nam: Năm 2024, tỷ lệ giải ngân vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đạt 58%
10-01-2025 19:53 48
-
BHXH TP.HCM không tổ chức làm việc ngoài giời vào sáng 11/1/2024
10-01-2025 19:53 38
-
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tặng quà Tết Ất Tỵ đối tượng chính sách khó khăn huyện Lý Nhân
10-01-2025 08:02 32