Trà Vinh đề ra nhiều giải pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động
(LĐXH)- Quán triệt nhiệm vụ thực hiện đạt mục tiêu Chương trình quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đã xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch và đề ra chỉ tiêu cũng như giải pháp thực hiện có hiệu quả.
Thời gian qua tại Trà Vinh, việc thực hiện công tác ATVSLĐ tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân có quy mô lớn đã thực hiện tương đối tốt; có xây dựng kế hoạch thực hiện công tác ATVSLĐ hàng năm; có bộ phận làm công tác ATVSLĐ và mạng lưới an toàn vệ sinh viên cơ sở, có hoạt động tuyên truyền về ATVSLĐ; người lao động được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân; các máy, thiết bị có đầy đủ các thiết bị che chắn; máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được kiểm định kỹ thuật an toàn và khai báo khi sử dụng.
Công tác chăm sóc sức khỏe cho người lao động cũng được chú ý nhiều hơn. Nhiều doanh nghiệp đã thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật theo danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm trong ca làm việc; khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp kịp thời cho người lao động.Trà Vinh chú trọng công tác huấn luyện ATVSLĐ (ảnh minh họa)
Thường xuyên cập nhật các trang thông tin điện tử để sưu tập các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước mới ban hành về công tác ATVSLĐ để tổ chức thực hiện tại cơ sở, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động theo quy định. Trách nhiệm và nhận thức về ATVSLĐ của người sử dụng lao động có chuyển biến; người lao động ngày càng có ý thức trong việc chấp hành các quy định về ATVSLĐ.
Quán triệt nhiệm vụ thực hiện đạt mục tiêu Chương trình quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (cơ quan thường trực Hội đồng ATVSLĐ tỉnh) đã xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch và đề ra chỉ tiêu: Trung bình hằng năm giảm 5% tần suất tai nạn lao động chết người; trên 50% người lao động làm việc tại các cơ sở có nguy cơ bị các bệnh nghề nghiệp phổ biến được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; trên 70% doanh nghiệp lớn và 30% doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguy cơ cao về bệnh nghề nghiệp thực hiện quan trắc môi trường lao động.
Trung bình hằng năm tăng thêm 15 doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng hiệu quả một số nội dung cơ bản của hệ thống quản lý công tác ATVSLĐ, bước đầu xây dựng văn hóa an toàn trong lao động; trên 90% số người làm công tác quản lý và chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác ATVSLĐ cấp huyện, trong Ban quản lý Khu kinh tế được tập huấn nâng cao năng lực về ATVSLĐ; trên 80% số người làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ; 80% số người làm công tác ATVSLĐ, người làm công tác y tế; 90% số an toàn, vệ sinh viên trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh được huấn luyện về ATVSLĐ; 80% số người thuộc lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc được huấn luyện cập nhật về sơ cứu, cấp cứu; trên 80% làng nghề, 70% số hợp tác xã có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tiếp cận thông tin phù hợp về an toàn vệ sinh lao động; 100% người lao động đã xác nhận bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được điều trị và phục hồi chức năng lao động theo quy định của pháp luật; 100% số vụ tai nạn lao động chết người, được khai báo, điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
Để thực hiện được những mục tiêu này, Trà Vinh đề ra nhiều giải pháp, trong đó nhấn mạnh các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố cụ thể hóa bằng các chương trình, kế hoạch hành động; phân công rõ đến từng việc, từng cá nhân thực hiện, quy định cụ thể thời gian, tiến độ thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao; có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể tới các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc quyền quản lý; tăng cường kiểm tra, giám sát bảo đảm thực hiện đạt các mục tiêu của chương trình, kế hoạch.
Triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch công tác quản lý nhà nước về ATVSLĐ, Chương trình mục tiêu giáo dục nghề nghiệp - việc làm - an toàn vệ sinh lao động 2020.
Bố trí thêm cán bộ, nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước về ATVSLĐ đối với các phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện, thành phố; Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh; tăng cường chỉ đạo công tác ATVSLĐ đối với các công trình trọng điểm cấp quốc gia ở tỉnh; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ ở tuyến cơ sở để nắm vững tình hình thực hiện công tác ATVSLĐ ở các doanh nghiệp, cơ sở trên địa bàn quản lý để kịp thời phản ánh và chỉ đạo.
Quản lý chặt chẽ việc tuân thủ quy định kiểm định kỹ thuật an toàn các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn; kiên quyết loại bỏ, đình chỉ hoạt động các máy, thiết bị không đảm bảo quy chuẩn về kỹ thuật an toàn.
Bên cạnh đó, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đẩy mạnh hoạt động triển khai phiếu tự kiểm tra ATVSLĐ đến các doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng công tác ATVSLĐ ở cơ sở. Tổ chức thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, cơ sở, tập trung vào các doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động, có các yếu tố độc hại, nguy hiểm, có đơn khiếu nại và xử lý nghiêm các trường hợp không chấp hành quy định pháp luật về ATVSLĐ, cơ sở để xảy ra tai nạn lao động nghiêm trọng.
Tăng cường quản lý các doanh nghiệp về việc tuân thủ quy định về khám sức khoẻ định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động; giám sát chặt chẽ môi trường lao động tại các cơ sở có điều kiện lao động có nhiều yếu tố độc hại. Tập huấn nghiệp vụ nâng cao năng lực về sơ cấp cứu tại chổ, phòng chống tai nạn thương tích cho các cán bộ y tế ở tuyến xã, phường, thị trấn và doanh nghiệp.
Thực hiện bồi dưỡng kiến thức về ATVSLĐ cho đội ngũ cán bộ khuyến nông để hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bảo đảm vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp. Lồng ghép các chương trình, đề án hiện hành, đẩy mạnh các hoạt động huấn luyện ATVSLĐ cho người sử dụng lao động theo quy định; tổ chức các lớp huấn luyện chuyên đề kỹ thuật an toàn điện, xây dựng, hoá chất, sử dụng các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp tổ chức thực hiện quy định về huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động.
Chú trọng công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao, áp dụng các biện pháp kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cho người lao động, đặc biệt là đối với các ngành nghề có nhiều yếu tố nguy hiểm, độc hại, ô nhiễm môi trường lao động trên địa bàn tỉnh; người sử dụng lao trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân đúng tiêu chuẩn quy định, bảo đảm có đủ phương tiện cá nhân thiết yếu, phương tiện cấp cứu, cứu hộ, đặc biệt là trong những ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Phát huy nguồn lực xã hội trong thực hiện công tác ATVSLĐ; khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân thành lập, phát triển các dịch vụ huấn luyện, kiểm định, tư vấn kỹ thuật ATVSLĐ trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật nhằm nâng cao quyền và lợi ích của người lao động./.
Hà Anh
Từ khóa:
-
Lạng Sơn: Quan tâm đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người nghèo
25-11-2024 16:35 15
-
Cà Mau: Tăng cường công tác tuyên truyền xuất khẩu lao động
21-11-2024 15:46 47
-
Trung tâm Dịch vụ việc làm Vĩnh Long: Thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác, góp phần bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh
04-11-2024 15:19 05
-
Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại Chi nhánh Phát điện dầu khí
20-11-2024 14:10 55
-
Bạc Liêu: Tạo việc làm bền vững từ hoạt động xuất khẩu lao động
13-11-2024 16:57 02
-
Cơ hội thúc đẩy ngành thủ công mỹ nghệ vươn mình thành sản phẩm mũi nhọn
13-11-2024 14:11 06