Triển khai hiệu quả các chính sách an sinh xã hội đối với phụ nữ dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk
(LĐXH) Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều chính sách an sinh xã hội cho chị em phụ nữ được triển khai thực hiện và đạt hiệu quả, hướng đến mục tiêu “không để phụ nữ dân tộc thiểu số bị bỏ lại phía sau”.
Đắk Lắk là một trong năm tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, có 47 dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống. Toàn tỉnh hiện có số dân khoảng 1,9 triệu người bao gồm dân tộc Kinh (khoảng hơn 1,16 triệu người, chiếm 61,2%) và các DTTS (khoảng 637 nghìn người, chiếm 33,5%; trong đó riêng các DTTS tại chỗ Ê-đê, Mnông, Gia-rai có số dân khoảng 389.710 người). Với đặc điểm đa dân tộc, đa tín ngưỡng tôn giáo, yếu tố dân tộc và tôn giáo đan xen tạo nên đặc thù riêng ảnh hưởng đến tư tưởng, đời sống của các tầng lớp phụ nữ, nhất là phụ nữ các DTTS ở vùng sâu vùng xa.
Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Đắk Lắk hiện đang quản lý gần 253 nghìn/456 nghìn phụ nữ từ 18 tuổi trở lên, chiếm 55,44%; trong đó hội viên DTTS có gần 86 nghìn người (chiếm 34% trong tổng số hội viên) và có 216 cơ sở Hội xã, phường, thị trấn và tương đương cùng 2.511 chi hội trực thuộc.
Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Đắk Lắk hiện đang quản lý gần 253 nghìn/456 nghìn phụ nữ từ 18 tuổi trở lên, chiếm 55,44%; trong đó hội viên DTTS có gần 86 nghìn người (chiếm 34% trong tổng số hội viên) và có 216 cơ sở Hội xã, phường, thị trấn và tương đương cùng 2.511 chi hội trực thuộc.
Giới thiệu sản phẩm khởi nghiệp của phụ nữ dân tộc thiểu số huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk
Hiện tại trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều chính sách an sinh xã hội cho chị em phụ nữ được triển khai thực hiện và đạt hiệu quả tại địa phương, hướng đến mục tiêu “không để phụ nữ DTTS bị bỏ lại phía sau”. Việc thực hiện các chính này đã tạo điều kiện cho phụ nữ giải quyết được các vấn đề cấp bách về đời sống, sản xuất, nâng cao trình độ dân trí, tạo điều kiện cho phụ nữ DTTS được tiếp cận với nguồn vốn cũng như các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phổ cập các thông tin cơ bản, xây dựng mô hình kinh tế hiệu quả, vươn lên thoát nghèo bền vững, ổn định cuộc sống, nâng cao tư tưởng, năng lực cũng như nhận thức cho chị em phụ nữ DTTS. Phụ nữ nói chung và phụ nữ DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng được quan tâm phát triển toàn diện, không chỉ là hỗ trợ phát triển kinh tế mà còn nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội, xóa mù chữ, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, bảo vệ mình thông qua hiểu biết về Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình…
Trong thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và Hội LHPN các cấp trên địa bàn tỉnh đã và đang triển khai các chính sách nhằm phát triển, nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ, đặc biệt là đối với phụ nữ người DTTS; tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho phụ nữ, vì mục tiêu phát triển toàn diện; hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, học nghề, tạo việc làm theo các Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025”của Chính phủ; Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định 1956/QĐ - TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ…
Hội Phụ nữ các cấp tỉnh Đắk Lắk tiếp tục nhận sự ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội, tín chấp với các ngân hàng khác như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Seabank,… trong việc hỗ trợ chị em vay vốn để sản xuất, kinh doanh.
Những chương trình, chính sách trên đây là chương trình chính sách chung đối với phụ nữ trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện đã được Hội phụ nữ các cấp áp dụng phù hợp với phụ nữ DTTS trên địa bàn và đạt được những kết quả nhất định. Việc thành lập, nhân rộng các mô hình, câu lạc bộ được các cấp hội quan tâm, triển khai thực hiện, đã thành lập duy trì sinh hoạt 1.746 loại mô hình, câu lạc bộ như “Nâng cao năng lực cho cán bộ nữ”, Xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững”; “Gia đình không sinh con thứ 3”; “Gia đình không có người thân mắc tệ nạn xã hội”… Trong các hoạt động, đối tượng là phụ nữ DTTS luôn được quan tâm, thể hiện ở việc các cấp Hội đã tổ chức nhiều hoạt động như “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động xây dựng các mối quan hệ trong gia đình hộ phụ nữ DTTS bình đẳng, tiến bộ”, thành lập Câu lạc bộ “Hộ gia đình phụ nữ DTTS bình đẳng, tiến bộ”. Các huyện, thị xã, thành phố tổ chức diễn đàn, hội thảo “Nói không với nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống”.
Việc triển khai thực hiện Nghị quyết 06 về tuyên truyền, giáo dục chủ trương, chính sách luật pháp của Đảng, Nhà nước cho phụ nữ DTTS cũng đạt được một số kết quả nhất định. Tỉnh và Hội LHPN tỉnh ưu tiên đầu tư nguồn lực, kiến thức cho thôn, buôn DTTS ở vùng III, vùng đặc biệt khó khăn như Nam Ka, Ea Rbin (huyện Lắk); Cư San (huyện M’Drắk); Ea Sin (huyện Krông Búk); Ea Yiêng (huyện Krông Pắc); Ea Rvê, Ia Lốp (huyện Ea Súp); duy trì chuyên mục “Phụ nữ với cuộc sống”, phát sóng hàng tuần bằng tiếng Ê-đê, Mnông,…; chú trọng công tác xóa mù cho phụ nữ DTTS , tôn giáo, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.
Công tác tuyên truyền, vận động đã thu hút gần 147 nghìn lượt hội viên phụ nữ DTTS tích cực, chủ động tham gia các hoạt động xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình 5 không 3 sạch, đóng góp tích cực vào xây dựng nông thôn mới của địa phương. Hội LHPN tỉnh Đắk Lắk cũng đã vận động thành lập các mô hình kinh tế: “Góp vốn quay vòng”, “Tạo cần câu cho phụ nữ nghèo, “Phụ nữ tiểu thương giúp nhau phát triển kinh tế”... Bên cạnh đó, Hội đã triển khai kế hoạch “Hỗ trợ phụ nữ nghèo làm chủ hộ các xã biên giới phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018 - 2020”, tuyên truyền, phòng chống các hoạt động “tín dụng đen” đến các thôn, buôn phụ nữ DTTS. Qua đó, tạo phong trào thi đua sôi nổi trong các tầng lớp phụ nữ về phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì trên thực tế, nhiều phụ nữ DTTS tỉnh Đắk Lắk còn ở trình độ học vấn thấp, sinh đẻ nhiều, kiến thức chăm sóc sức khỏe thiếu và yếu,… nhất là phụ nữ DTTS ở vùng sâu, vùng xa. Cùng với đó, do những điều kiện khách quan và chủ quan cũng như trình độ nhận thức khác nhau nên nhiều chị em còn gặp các rào cản, hạn chế trong tiếp cận thông tin, nguồn vốn, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; tình trạng bất bình đẳng, bạo lực gia đình, tảo hôn… vẫn còn diễn ra gây ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của phụ nữ DTTS trên địa bàn tỉnh.
Thảo Lan
Từ khóa:
-
Công viên 3.500 tỷ đồng tại Hà Nội thành hình
04-01-2025 16:29 52
-
Năm 2024: Cục Bảo trợ xã hội thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách trợ giúp xã hội
03-01-2025 20:40 19
-
VNeTraffic dẫn đầu về lượt tải về trên App Store
03-01-2025 17:05 48
-
An Giang: Không còn hồ sơ người có công với cách mạng tồn đọng thuộc quy định giải quyết
11-12-2024 18:19 58
-
An Giang: Quan tâm, chăm lo đời sống người có công với cách mạng
14-12-2024 23:46 28
-
Trọn vẹn nghĩa tình ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng
16-12-2024 23:42 17