Trung tâm Dịch vụ việc làm Quảng Ninh: Tăng cường kết nối cung - cầu lao động
(LĐXH) – Những tháng đầu năm 2022, Trung tâm Dịch vụ việc làm Quảng Ninh đã tăng cường các biện pháp kết nối cung - cầu lao động, kịp thời đáp ứng nhu cầu lao động của doanh nghiệp cũng như nhu cầu tìm việc của người lao động, không làm đứt gãy quan hệ lao động trong doanh nghiệp.
Với việc thị trường lao động mở cửa trở lại, Trung tâm Dịch vụ việc làm Quảng Ninh đã tích cực tổ chức những hoạt động kết nối Cung – Cầu lao động để góp phần đưa người lao động quay trở lại làm việc. Tính đến hết tháng 6/2022, Trung tâm đã tổ chức 64 phiên giao dịch việc làm định kỳ; 04 ngày hội tư vấn việc làm và xuất khẩu lao động; 05 phiên giao dịch việc làm Online kết nối Cung- Cầu lao động các tỉnh thành khu vực phía Bắc. Qua đó, có 934 lượt doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng 42.659 lao động với 2.926 vị trí việc làm; có 12.875 lượt lao động đến trung tâm và các ngày hội tư vấn để được tư vấn chính sách, tìm kiếm việc làm, trong đó: có 4.630 lượt lao động được tư vấn việc làm, 2.458 lượt lao động đăng ký thông tin để tìm việc làm phù hợp, 1.524 lượt lao động được tư vấn chính sách lao động việc làm, 1.578 lượt lao động được tư vấn học nghề và 2.685 lượt lao động được giới thiệu việc làm.
Ngoài ra Trung tâm còn tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền qua hệ thống Fanpage, thống kê đến 30/06/2022 đã có đến 968 lượt doanh nghiệp đăng tải thông tin tuyển dụng thông qua Fanpage Facebook của Trung tâm, hàng ngàn lượt trao đổi thông tin với người lao động và doanh nghiệp qua hệ thống tin nhắn Facebook và Zalo, và có hơn 250 bài viết với 783.684 lượt người dùng tiếp cận với các luồng thông tin về thị trường lao động của tỉnh.
Bên cạnh đó Trung tâm cũng tăng cường các chương trình xuất khẩu lao động và đẩy mạnh tuyên truyền, cung cấp các thông tin về việc làm, thị trường lao động tại ngày hội việc làm và xuất khẩu lao động. Trung tâm hiện đang được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giao nhiệm vụ thực hiện các chương trình xuất khẩu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai đến các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc (EPS), Đài Loan, Úc, CHLB Đức, Ba Lan, Singapore... Trong quý I & quý II/2022 Trung tâm tiếp nhận các đơn hàng của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đến các thị trường Nhật Bản và Cộng hòa liên bang Đức, Đài Loan với mức chi phí vô cũng hấp dẫn. Bên cạnh đó, đơn vị cũng hợp tác với một số công ty có uy tín trong lĩnh vực Du học và xuất khẩu lao động đã được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định và cấp phép để hoạt động trên địa bàn tỉnh. Trung tâm hiện đang triển khai một số đơn hàng với công ty liên kết như đơn hàng đi Ba Lan, Úc, Singapore, Nhật Bản có chi phí từ 55 triệu (đối với thị trường thứ cấp như Ba Lan, Singapore) đến 150 triệu (đối với thị trường trung cấp như Đài Loan, Nhật Bản) hay khoảng 300 triệu (đối với thị trường cao cấp như Australia).
Tính từ đầu năm đến nay, Trung tâm đã tổ chức 04 ngày hội việc làm và xuất khẩu lao động trên địa bàn huyện Đầm Hà và Thị xã Quảng Yên. Trong đó, đã mời các doanh nghiệp lớn về tham dự những ngày hội việc làm để người lao động có thể tiếp cận được những thông tin chính xác, có độ tin cậy cao.
Cùng với việc tích cực kết nối cung – cầu lao động, đơn vị cũng thực hiện tốt chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động bị mất việc làm. Trong sáu tháng đầu năm, Trung tâm đã tiếp nhận 3.749 hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong đó nguyên nhân thất nghiệp chủ yếu do hết hạn hợp đồng hoặc hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng việc làm chiếm tỉ lệ cao nhất so với các nguyên nhân khác (1.693 người chiếm 45,16% trên tổng số người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp) và nguyên nhân do người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (1.645 người chiếm 43,88%). Số lượt người được tư vấn giới thiệu việc làm là 13.115 lượt người, bình quân mỗi người lao động đến nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp được tư vấn giới thiệu việc làm là xấp xỉ 3,5 lượt/người. Số người được giới thiệu việc làm là 69 người. Số người được hỗ trợ đào tạo nghề là 31 người.
Với việc nền kinh tế, hoạt động thông thương nhanh chóng được phục hồi và sự đầu tư mạnh mẽ của các KCN, các tập đoàn vào tỉnh Quảng Ninh, nhu cầu nhân lực trong sáu tháng cuối năm 2022 sẽ tăng mạnh và có xu hướng tăng cao ở cả hai ngành sản xuất chế tạo và du lịch dịch vụ. Ước tính các doanh nghiệp, tập đoàn trong tỉnh hoạt động mạnh mẽ trở lại thì toàn tỉnh sẽ cần đến một lượng lao động lên tới hơn 50.000 người trong các ngành sản xuất – chế tạo 25.000 lao động), công nghiệp – xây dựng (5.000 – 10.000 lao động), du lịch – dịch vụ (20.000 người).
Thời gian tới, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Quảng Ninh sẽ tiếp tục tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương đẩy mạnh công tác thu thập, phân tích, dự báo thông tin thị trường lao động; đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, tổ chức tốt các hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm trực tiếp và gián tiếp để hỗ trợ tốt nhu cầu việc làm của doanh nghiệp và người lao động.../.
Hưng Cảnh
Từ khóa:
-
Bạc Liêu: Tạo việc làm bền vững từ hoạt động xuất khẩu lao động
13-11-2024 16:57 02
-
Cơ hội thúc đẩy ngành thủ công mỹ nghệ vươn mình thành sản phẩm mũi nhọn
13-11-2024 14:11 06
-
TP. Hồ Chí Minh cần có chiến lược dài hạn thu hút và giữ chân lao động di cư
11-11-2024 18:48 02
-
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
03-11-2024 11:50 48
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
31-10-2024 11:00 19
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
31-10-2024 10:14 48