Vĩnh Phúc nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW của Ban Bí thư TW Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
(LĐXH)-Thực hiện Kế hoạch số 124-KH/TU, ngày 16 tháng 01 năm 2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 12 tháng 12 năm 2022 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Kế hoạch thực hiện Kế hoạch số 124-KH/TU ngày 16/01/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
Theo Kế hoạch, tỉnh Vĩnh Phúc đã đưa ra 4 nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện. Đó là, tỉnh tiếp tục tuyên truyền, quán triệt về chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp, doanh nghiệp, tổ chức, nhân dân, người lao động về vai trò, tầm quan trọng của công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; đồng thời nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Xác định trách nhiệm của chính quyền các cấp trong công tác tuyên truyền, vận động người lao động trên địa bàn đi làm việc ở nước ngoài.
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý của chính quyền đối với công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhất là người đứng đầu phải xác định và coi công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là nhiệm vụ chính trị, chủ động tham mưu và chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, để công tác này có bước chuyển mới về cả lượng và chất.
Các ngành, các cấp, doanh nghiệp chủ động kết nối với các cơ quan Trung ương để nắm bắt kịp thời thông tin về thị trường lao động ở nước ngoài, gắn với tạo nguồn lao động tại địa phương; kịp thời tham mưu các chính sách hỗ trợ phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, cũng như nhu cầu của người lao động trên địa bàn tỉnh, nhằm đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề, ngoại ngữ, pháp luật, văn hóa, phong tục tập quán của thị trường ngoài nước cho người lao động; ưu tiên đưa lao động đi làm việc ở những thị trường lao động có tính ổn định, mức thu nhập cao, an toàn, phù hợp với năng lực lao động của tỉnh. Bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài; sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực này, khi hết thời hạn làm việc ở nước ngoài trở về tham gia thị trường lao động trong nước.
Đồng thời chủ động đàm phán, trao đổi thông tin với các tỉnh, thành phố tại Nhật Bản, Hàn Quốc… mà Trung ương giới thiệu, cũng như tỉnh Vĩnh Phúc có quan hệ ngoại giao, để hợp tác cung ứng lao động về nhu cầu, quyền và nghĩa vụ của người lao động, bảo đảm có việc làm ổn định, tiền lương thỏa đáng và an toàn.
Bên cạnh đó, các ngành, các cấp, doanh nghiệp, tổ chức phải tích cực triển khai và tổ chức thực hiện các chính sách đã ban hành của Trung ương, của tỉnh, nhằm hỗ trợ, khuyến khích người lao động, đơn vị đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 07/2022/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh “Quy định chính sách vay vốn giải quyết việc làm cho người lao động và hỗ trợ một số chi phí đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022-2025”; Kế hoạch số 216/KH-UBND ngày 19/8/2022 của UBND tỉnh về việc triển khai Nghị quyết số 07/2022/NQ-HĐND; Kế hoạch số 156/KH-UBND ngày 17/6/2021 về việc hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Kế hoạch số 272/KH- UBND ngày 03/11/2021 về triển khai cung ứng lao động cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022 -2025...
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, gắn với cải cách thủ tục hành chính trong công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin quản lý người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, với cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; phối hợp, chia sẻ thông tin, liên thông đồng bộ dữ liệu người lao động làm việc ở nước ngoài giữa ngành Lao động - TB&XH, Công an, Ngoại vụ và các ngành liên quan.
Các cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra, giám sát công tác tư vấn, tuyển chọn người lao động đi làm việc ở nước ngoài; thường xuyên theo dõi, phát hiện để ngăn ngừa, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong công tác này.
Đặc biệt, các sở, ngành chức năng thường xuyên rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, để kịp thời báo cáo, đề xuất với Trung ương sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật, các chủ trương, chính sách.
Để thực hiện nhiệm vụ nêu trên, UBND tỉnh giao nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, ngành của tỉnh. Riêng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, tỉnh giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan triển khai thực hiện Chỉ thị 20-CT/TW và các quy định của pháp luật về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đến các huyện, thành phố, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và người lao động.
Thường xuyên cập nhật thông tin về cung, cầu lao động; làm cầu nối, tạo sự liên kết giữa các huyện, thành phố, người lao động với các doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, để tư vấn, tuyển chọn và cung ứng cho đối tác nước ngoài. Chỉ đạo Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn về chủ trương, chính sách, thị trường lao động ngoài nước cho người lao động và kết nối cung ứng cho các doanh nghiệp, để đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Chủ trì và phối hợp với các ngành, các huyện, thành phố tham mưu ban hành và triển khai thực hiện các chính sách của Trung ương, của tỉnh về hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài; tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 07/2022/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 của HĐND tỉnh “Quy định chính sách vay vốn giải quyết việc làm cho người lao động và hỗ trợ một số chi phí đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022-2025”.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành; các huyện, thành phố thanh tra, kiểm tra và báo cáo việc thực hiện các quy định của pháp luật về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn; giải quyết các vướng mắc phát sinh trong việc đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Phối hợp cùng các các sở, ngành; các huyện, thành phố triển khai thực hiện việc liên thông đồng bộ dữ liệu lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, theo hướng dẫn của Trung ương.
Chủ trì, phối hợp cùng các các sở, ngành; các huyện, thành phố tham mưu cho tỉnh báo cáo, đề xuất với Trung ương sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Tỉnh cũng yêu cầu Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh chỉ đạo Phòng giao dịch các huyện, thành phố hướng dẫn và tạo điều kiện cho người lao động có nhu cầu vay vốn theo chính sách hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh; Tiếp nhận thông tin và giải quyết kịp thời các vấn đề vướng mắc, phát sinh về vay vốn của người lao động và các doanh nghiệp tuyển dụng lao động đưa đi làm việc ở nước ngoài. Kịp thời báo cáo với Hội đồng quản lý nguồn vốn của tỉnh ủy thác theo quy định; Đảm bảo đủ nguồn vốn cho người lao động vay vốn khi cần.
Căn cứ kết quả điều tra, rà soát nhu cầu vay vốn của các đối tượng trên địa bàn toàn tỉnh, Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh tổng hợp, xây dựng dự toán, gửi Sở Lao động - TB&XH và Sở Tài chính xem xét nguồn vốn cho vay, báo cáo UBND tỉnh theo đúng quy định.
Bên cạnh đó, tỉnh giao UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các phòng, ban chức năng; các xã, phường, thị trấn rà soát, nắm nguồn lao động; chủ động phối hợp, liên kết với các doanh nghiệp, đơn vị đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, lựa chọn thị trường phù hợp với lao động địa phương và cùng với doanh nghiệp xúc tiến công tác tư vấn, tạo nguồn, tổ chức đào tạo, giáo dục định hướng, để đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện rà soát, xác định đối tượng trên địa bàn đủ điều kiện và có nhu cầu vay vốn đi xuất khẩu lao động, tổng hợp, gửi UBND cấp huyện và hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội cấp huyện, để tổng hợp, báo cáo theo quy định.
UBND tỉnh têu cầu các Sở, ngành và UBND các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện. Quá trình thực hiện, nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc, phản ánh kịp thời về Sở Lao động - TB&XH, để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
Mỹ Hạnh
-
Bạc Liêu: Tạo việc làm bền vững từ hoạt động xuất khẩu lao động
13-11-2024 16:57 02
-
Cơ hội thúc đẩy ngành thủ công mỹ nghệ vươn mình thành sản phẩm mũi nhọn
13-11-2024 14:11 06
-
TP. Hồ Chí Minh cần có chiến lược dài hạn thu hút và giữ chân lao động di cư
11-11-2024 18:48 02
-
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
03-11-2024 11:50 48
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
31-10-2024 11:00 19
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
31-10-2024 10:14 48