Vĩnh Phúc: Nhiều biện pháp giảm thiểu rủi ro trong Tháng an toàn vệ sinh lao động
(LĐXH)- Nhằm đẩy mạnh thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), cải thiện điều kiện làm việc; chăm sóc sức khỏe người lao động, hạn chế thấp nhất tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN), ngày 30/3, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành kế hoạch triển khai Tháng hành động về ATVSLĐ trên địa bàn tỉnh năm 2022.
Theo đó, UBND tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu tổ chức các hoạt động Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2022 phải hiệu quả, thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát dịch bệnh Covid-19 và có sự tham gia, phối hợp của các cấp, các ngành, hội, đoàn thể, địa phương, các tổ chức, cơ quan truyền thông, cơ sở sản xuất kinh doanh và người lao động cả trong khu vực có hợp đồng lao động và không có hợp đồng lao động.
Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2022 được phát động với chủ đề: “Tăng cường các biện pháp giảm thiểu rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc, thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19”. Thời gian được tổ chức từ ngày 01/5/2022 đến ngày 31/5/2022 trên phạm vi toàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi trong công nhân lao động năm 2021
Đổi mới, tăng cường và đa dạng hóa các hoạt động thông tin, tuyên truyền về ATVSLĐ cả trực tiếp và trực tuyến tới doanh nghiệp, người lao động cả trong khu vực có hợp đồng lao động và khu vực không có hợp đồng lao động; đa dạng hóa nhiều hình thức thông tin, truyền thông phù hợp trên nhiều kênh, phương tiện truyền thông đại chúng; tăng cường xây dựng, phát hành các thông điệp, cảnh báo, sổ tay, tờ rơi, hướng dẫn về kỹ năng, qui trình làm việc an toàn, về các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trong công tác ATVSLĐ tới doanh nghiệp, người lao động.
Tăng cường tuyên truyền triển khai các hoạt động tư vấn, đánh giá, kiểm soát rủi ro, cải thiện điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh trong các doanh nghiệp, cơ sở, tổ, đội, phân xưởng, các công trình xây dựng, giao thông nơi đông người qua lại, các trung tâm thương mại, trường học, khu dân cư về đảm bảo an toàn trong lao động, sản xuất và phòng chống dịch bện Covid-19; chú trọng công tác phòng ngừa, huấn luyện kỹ năng làm việc an toàn cho người lao động.
Tổ chức các hoạt động có sự tham gia phối hợp của nhiều bên như cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia, người sử dụng lao động, người lao động, an toàn vệ sinh viên như: tọa đàm, đ i thoại, hội thi, chia sẻ kinh nghiệm, mô hình điển hình về ATVSLĐ; quan tâm, thăm hỏi, động viên, hỗ trợ các nạn nhân và gia đình nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn.
Cùng với đó là tăng cường các hoạt động tự kiểm tra, hướng dẫn phối hợp giữa các sở, ban, ngành trong các hoạt động kiểm tra, giám sát ATVSLĐ tại các doanh nghiệp, trong các ngành, nghề có nhiều nhiều nguy cơ TNLĐ, BNN như: xây dựng, điện, khai khoáng, hóa chất, cơ khí, làm việc trong không gian hạn chế; việc sử dụng, kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, đo kiểm môi trường lao động, công tác huấn luyện về ATVSLĐ...
UBND tỉnh giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Vĩnh Phúc chủ trì, phối hợp với Hội đồng ATVSLĐ tỉnh, các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan, triển khai các hoạt động của Tháng hành động ATVSLĐ năm 2022 hiệu quả, thiết thực, phù hợp. Chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn tỉnh tổ chức các hoạt động triển khai, hưởng ứng Tháng hành động và thực hiện các nội dung chủ yếu về công tác ATVSLĐ năm 2022.
Đồng thời, thực hiện biên soạn tờ rơi, cung cấp áp phích hướng dẫn về kỹ năng, quy trình làm việc an toàn, về các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trong công tác ATVSLĐ tới doanh nghiệp, người lao động. Treo băng rôn, áp phích về công tác ATVSLĐ tập trung ở các trục đường chính tại các huyện, thành phố, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và khu vực đông dân cư trên địa bàn tỉnh.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Vĩnh Phúc phối hợp với các đơn vị để huấn luyện ATVSLĐ cho người làm công tác ATVSLĐ, người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ trong các doanh nghiệp. Phổ biến chính sách mới về bảo hiểm TNLĐ, BNN, hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính và đối thoại với người sử dụng lao động, người lao động trong các doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về ATVSLĐ. Phối hợp với các cơ quan liên quan, tiến hành kiểm tra và xử lý vi phạm trong việc chấp hành pháp luật ATVSLĐ đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy cơ, rủi ro cao về TNLĐ, BNN và các đơn vị có sử dụng nhiều thang máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ.
Chí Tâm
Từ khóa:
-
Cơ hội việc làm cho người khuyết tật
22-11-2024 18:20 44
-
Cà Mau: Thực hiện hiệu quả công tác chi trả trợ cấp thất nghiệp
12-11-2024 16:08 19
-
Tập đoàn MetLife ghi tên trong Top 25 Nơi làm việc tốt nhất Thế giới năm 2024
22-11-2024 14:08 51
-
1.337 cơ hội việc làm cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan
08-11-2024 17:15 06
-
Hội chợ việc làm cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan thành phố Hà Nội năm 2024
08-11-2024 12:50 35
-
Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan: Đưa lao động Việt Nam sang Canada làm việc theo kế hoạch bài bản
08-11-2024 10:45 47