Giá đỗ có ngâm hóa chất bị cơ quan chức năng phát hiện. Ảnh: Báo Đắk Lắk/Công an cung cấp
Vụ việc Bách Hoá Xanh bị tố bán giá đỗ ngâm hóa chất độc hại 6-Benzylaminopurine, một chất cấm trong sản xuất thực phẩm, gây nguy hiểm đến sức khỏe con người. Hóa chất này được các cơ sở sản xuất dùng để làm giá đỗ mập, đẹp hơn. Công an tỉnh Đắk Lắk đã khởi tố 4 đối tượng liên quan, thu giữ hơn 20 tấn giá đỗ chứa hóa chất cấm và điều tra việc nhóm này cung cấp sản phẩm cho nhiều đại lý, trong đó có Bách Hoá Xanh với số lượng lớn mỗi ngày.
Thông tin gây phẫn nộ trong cộng đồng, nhiều người bày tỏ thất vọng và yêu cầu xử lý nghiêm hành vi lừa dối người tiêu dùng của chuỗi siêu thị lớn này.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, phía Bách Hoá Xanh cho biết đã “lập tức thu hồi và ngưng bán toàn bộ hàng hóa của nhà cung cấp này cũng như tiến hành kiểm nghiệm lại tất cả sản phẩm giá đỗ đang cung cấp cho chuỗi”
Đồng thời, Bách Hoá Xanh nói đã lập tức thu hồi và ngưng bán toàn bộ hàng hóa của nhà cung cấp này cũng như tiến hành kiểm nghiệm lại tất cả sản phẩm giá đỗ đang cung cấp cho chuỗi.
Theo Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc, Công ty Luật TNHH TGS (Thuộc Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội). Theo Luật An toàn thực phẩm 2010 và Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023. Chuỗi siêu thị Bách Hóa Xanh có thể bị coi là đồng phạm: "Nếu biết rõ giá đỗ chứa hóa chất nhưng vẫn phân phối, siêu thị có thể bị xem là đồng phạm và chịu trách nhiệm liên đới. Hình phạt có thể bao gồm xử lý hình sự, phạt tiền, hoặc đình chỉ hoạt động", luật sư Tuấn cho biết.
Mức độ xử lý hành vi sử dụng hóa chất cấm: Sử dụng hóa chất độc hại như 6-Benzylaminopurine có thể bị phạt từ 50 triệu đến 20 năm tù tùy mức độ hậu quả.
Cùng ý kiến, luật sư Hoàng Văn Hà - Công ty luật ARC Hà Nội cho biết, nếu cơ quan điều tra chứng minh được rằng chuỗi siêu thị biết rõ nguồn gốc giá đỗ chứa hóa chất cấm mà vẫn cố tình phân phối ra thị trường, hành vi này có thể cấu thành tội "Sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm" theo Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
Còn nếu chuỗi siêu thị không biết nhưng thiếu trách nhiệm trong khâu kiểm soát chất lượng thực phẩm (như không kiểm tra nguồn gốc, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm), họ vẫn phải chịu trách nhiệm dân sự và hành chính liên quan.
Ngoài ra, theo luật sư Hà, Cơ quan giám sát và xử lý: Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, Sở Y tế các địa phương, và UBND các cấp phối hợp kiểm tra, xử lý các vi phạm về an toàn thực phẩm.
"Hình thức xử phạt: Vi phạm có thể bị xử lý hành chính theo Nghị định 115/2018/NĐ-CP (phạt 80-100 triệu đồng) hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng. Trách nhiệm dân sự bao gồm bồi thường chi phí điều trị và các tổn thất kinh tế khác cho nạn nhân", luật sư Hà nói.
Xuân Đoàn
-
Đà Nẵng: Khởi tố chủ cơ sở sản xuất gần 1 tấn chả chứa hàn the
28-12-2024 09:45 14
-
Denza D9 - 'Toyota Alphard của Trung Quốc' ra mắt phiên bản mới
28-12-2024 08:50 56
-
Đề xuất điều chỉnh giá điện 2 tháng/lần
28-12-2024 09:43 21
-
Cách phân biệt giá đỗ sạch và ngâm hoá chất thế nào?
27-12-2024 10:05 42
-
Bách Hoá Xanh nói gì vụ giá đỗ ngâm hoá chất?
27-12-2024 07:15 29
-
Grab tung chương trình ưu đãi đặc biệt chào mừng Huế trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương
26-12-2024 19:15 54