Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam
(LĐXH)-Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, văn hóa doanh nghiệp là một trong những vũ khí hữu hiệu giúp cho các doanh nghiệp không chỉ phát triển bền vững trên “sân nhà” mà còn vươn ra thị trường thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc của riêng mình.
Văn hóa doanh nghiệp chính là lợi thế cạnh tranh hàng đầu
Theo TS Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, văn hóa doanh nghiệp là nền tảng của kinh tế đất nước. Đặc biệt, văn hóa doanh nghiệp góp phần tạo ra giá trị, tăng năng lực cạnh tranh khi doanh nghiệp hội nhập sâu rộng với thế giới.
Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển mạnh mẽ của bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào. Mỗi doanh nghiệp sẽ có các yếu tố văn hóa khác nhau vì nếu thiếu đi văn hóa thì doanh nghiệp sẽ dễ xảy ra mâu thuẫn, chiến lược đưa ra khó phù hợp với thực tế.
Văn hóa doanh nghiệp là “trụ cột tinh thần” làm nên cốt cách của doanh nghiệp (trong ảnh: Nhân viên Tổng Công ty Điện lực miền Bắc hướng dẫn đồng bào cách sử dụng điện hiệu quả, an toàn và tiết kiệm)
Văn hoá doanh nghiệp của một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn hiện nay:
Google - Chú trọng chính sách cho nhân sự, tạo sự thoải mái cho nhân sự khi làm việc và luôn cải tiến văn hoá doanh nghiệp để thích hợp với sự nâng tầm về cả quy mô, chất lượng của nhân viên.
Facebook - Văn hóa làm việc tự do, bình đẳng, không có khoảng cách về cấp bậc. Hình thức làm việc theo nhóm luôn được ưu tiên và tạo điều kiện để tất cả mọi người giao tiếp mở.
Vingroup - Văn hóa làm việc với tốc độ cao, hiệu quả, việc tuân thủ kỷ luật đã thấm nhuần trong toàn bộ hành động của đội ngũ nhân sự.
Một doanh nghiệp thất bại về chiến lược tưởng như là thất bại thảm khốc nhất, nhưng nếu còn văn hóa doanh nghiệp thì họ có thể còn cơ hội để đứng dậy. Chính vì vậy, văn hóa doanh nghiệp chính là lợi thế cạnh tranh hàng đầu, mang lại thành công bền vững cho doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp là những giá trị cốt lõi, niềm tin, hành vi, thái độ được chia sẻ, đặc trưng cho các thành viên và ban lãnh đạo trong cách hoạt động, thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh. Văn hóa doanh nghiệp bắt nguồn từ các mục tiêu, chiến lược, cấu trúc và cách tiếp cận của tổ chức đối với nhân viên, khách hàng, đối tác, cộng đồng.
Do đó, văn hóa doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của một doanh nghiệp, tạo ra khác biệt so với các doanh nghiệp khác trên thị trường.
Đối thủ cạnh tranh có thể sao chép những điểm nổi bật hoặc tiên phong của doanh nghiệp, như chiến lược, sản phẩm, hệ thống, duy chỉ có một thứ họ không thể, đó chính là văn hóa doanh nghiệp. Đây được xem là lợi thế cạnh tranh, mang lại sự phát triển bền vững cho tổ chức.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần có chiến lược bài bản
Văn hóa doanh nghiệp được phản ánh trong những quy định, chẳng hạn như: giờ làm việc, phúc lợi nhân viên, bố trí văn phòng, trang phục, quyết định tuyển dụng, sự hài lòng của khách hàng và nhiều khía cạnh khác.
Văn hóa doanh nghiệp là hệ thống các giá trị do doanh nghiệp sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động kinh doanh, là tổng thể các truyền thống, cấu trúc, phương thức kinh doanh, quản lý điều hành nhằm xác lập quy tắc ứng xử của một doanh nghiệp, từ đó chi phối hoạt động của mọi thành viên và tạo ra bản sắc kinh doanh riêng có của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp chính là bầu không khí làm việc do các thành viên trong doanh nghiệp, trước hết là ban lãnh đạo tạo ra, ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần, thái độ lao động của mỗi thành viên và lòng trung thành của họ đối với doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp tốt sẽ tạo ra môi trường làm việc tốt, khơi gợi cảm hứng khiến cho các cá nhân cố gắng phấn đấu vì mục tiêu chung. Văn hóa doanh nghiệp có quan hệ sâu sắc với động cơ hoạt động của doanh nghiệp, tạo nên định hướng mang tính chiến lược cho doanh nghiệp, điều chỉnh hành vi của các nhân viên. Do vậy, văn hóa doanh nghiệp trở thành động lực tinh thần giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững.
Theo các chuyên gia, xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần có chiến lược bài bản để vừa đáp ứng đúng các quy tắc, quy chuẩn, vừa tạo được bản sắc văn hóa riêng cho mỗi doanh nghiệp. Bởi trong bối cảnh hội nhập, văn hóa doanh nghiệp cần sáng tạo, đặc trưng, linh hoạt để tăng khả năng thích nghi với nhiều môi trường kinh doanh khác nhau, từ đó tăng sức tận dụng các cơ hội kinh doanh trên thị trường toàn cầu.
Theo TS. Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội, Viện trưởng Viện Kinh tế và Phát triển Doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp là “phần hồn” của doanh nghiệp. Việc xây dựng, phát triển văn hóa doanh nghiệp phù hợp sẽ giúp định hướng, đồng bộ hành vi của tất cả nhân viên, gắn kết, tạo động lực cho nhân viên, cũng như tạo dựng cho doanh nghiệp một lợi thế cạnh tranh bền vững.
Ông Mạc Quốc Anh nhận định, hiện nhiều doanh nghiệp đã tập trung xây dựng văn hóa doanh nghiệp tốt, góp phần thúc đẩy môi trường kinh doanh của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung được bền vững./.
Mỹ Anh
Từ khóa:
giá trị doanh nghiệp
-
Nissan - Honda sáp nhập: Sẽ tạo nên liên doanh lớn thứ 3 thế giới
25-12-2024 17:01 45
-
Apec Finance bị xử phạt 92,5 triệu đồng
25-12-2024 14:50 39
-
Miễn phí sạc pin cho người dùng ô tô điện đến hết tháng 6/2027
25-12-2024 14:48 00
-
Tư nhân làm hạ tầng giao thông: Thần tốc – chất lượng – tối ưu hiệu quả
24-12-2024 15:45 35
-
Nhà sản xuất ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ phải giải trình về cổ phiếu
24-12-2024 14:37 12
-
Những tuyến phố đắt nhất Hà Nội, có nơi gần 700 triệu đồng/m2
24-12-2024 11:20 36
English Review
International migrants are vital force in the global labour market
English Review | 19-12-2024 14:25 00