Yên Bái nâng cao vị thế của phụ nữ dân tộc thiểu số
(LĐXH)- Kế hoạch “Thúc đẩy bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số” giai đoạn 2021 - 2026 do Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh Yên Bái ban hành được triển khai thực hiện từ tháng 01/2022 - 6/2026 tại 137 xã, phường, thị trấn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Yên Bái theo Quyết định số 861/QĐ-TTg, ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ, với mục tiêu tạo sự chuyển biến tích cực trong thực hiện bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ dân tộc thiểu số, góp phần thực hiện thành công chỉ tiêu nhiệm kỳ 2021 - 2026 và các mục tiêu của Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh.
Kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật, chuyển đổi hành vi của đồng bào dân tộc thiểu số về bình đẳng giới, tiến tới dần xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới, định kiến giới và các quan niệm lạc hậu về giới trong cộng đồng các dân tộc thiểu số.
Nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong gia đình, xã hội, giảm khoảng cách về giới, thúc đẩy thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia bình đẳng giới, góp phần vào sự phát triển, tiến bộ của vùng dân tộc thiểu số trong tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.Phụ nữ dân tộc Thái ở Nghĩa Lộ tích cực xây dựng mô hình du lịch cộng đồng
Kế hoạch đặt ra mục tiêu là hàng năm, 100% cán bộ chủ chốt Hội LHPN các xã, thị trấn, chi hội trưởng và 80% tuyên truyền viên nòng cốt của Hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tuyên truyền, phổ biến, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực, kỹ năng về bình đẳng giới.
Đến năm 2026, trên 90% số xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi (theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ) có tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy đạt từ 15% trở lên. Trong 5 năm có 1.000 phụ nữ dân tộc thiểu số được các cấp Hội giới thiệu cho tổ chức Đảng.
Đến năm 2026, 80% phụ nữ dân tộc thiểu số bị bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện được tiếp cận ít nhất một trong các dịch vụ hỗ trợ cơ bản. Đến năm 2026, 100% nạn nhân là người dân tộc thiểu số bị mua bán trở về được phát hiện có nhu cầu hỗ trợ được hưởng các dịch vụ hỗ trợ và tái hòa nhập cộng đồng. Đến năm 2026, tỷ lệ trẻ em trai và trẻ em gái dân tộc thiểu số hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học đạt trên 90%. Đến năm 2026, mỗi cơ sở Hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi có ít nhất 01 mô hình tổ, nhóm, câu lạc bộ liên quan đến bình đẳng giới.
Cũng theo kế hoạch, đến năm 2026, có 1.000 hộ có phụ nữ dân tộc thiểu số được Hội giúp thoát nghèo, cận nghèo; hỗ trợ 50% trở lên số hộ gia đình hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số đạt 8 tiêu chí 5 không 3 sạch; các cấp Hội hỗ trợ, giúp đỡ được 50 nhà Mái ấm tình thương cho phụ nữ dân tộc thiểu số; 100% cán bộ Hội chuyên trách vùng dân tộc thiểu số đạt chuẩn theo quy định, được tập huấn nghiệp vụ Hội và sử dụng thành thạo các phần mềm cơ bản trong công tác Hội; 100% chi hội trưởng được tập huấn nghiệp vụ Hội, công tác xã hội.
Để đạt được các mục tiêu trên, các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh sẽ tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới bằng nhiều hình thức phù hợp với văn hóa, phong tục tập quán địa phương nhằm chuyển biến nhận thức và hành vi của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Trong đó tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới bằng nhiều hình thức phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa, phong tục, tập quán địa phương nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành vi của đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt là các dân tộc ít người; phối hợp với ngành giáo dục đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về bình đẳng giới, hôn nhân và gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình, phòng, chống tảo hôn, hôn nhận cận huyết thống trong các trường học, nhất là các trường lớp bán trú và dân tộc nội trú.
Lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động thường xuyên tại các xã, phường, thị trấn có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các trang thông tin của Hội.
Trong đó tập trung xây dựng và tuyên truyền các tin, bài, ảnh trên các chuyên trang, chuyên mục trên các báo, tạp chí, trang thông tin điện tử, đài phát thanh - truyền hình, qua hệ thống thông tin, truyền thanh tuyến xã, phường, thị trấn, các trang facebook, zalo, fapage…; biên soạn, thiết kế các sản phẩm truyền thông đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu phù hợp với văn hóa dân tộc của địa phương để tuyên truyền thông qua ứng dụng Infographic trong hệ thống Hội.
Lồng ghép tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, các tiểu phẩm tuyên truyền pháp luật về bình đẳng giới, hôn nhân và gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và các nội dung liên quan đến yếu tố giới, chú trọng tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa; tăng cường phối hợp thực hiện các hoạt động đối thoại chính sách, tư vấn, trợ giúp pháp lý tại cộng đồng và lưu động tại các xã, thôn, bản. Lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ và người dân thực hiện tốt các thiết chế văn hóa, hương ước, quy ước nếp sống văn hóa vùng dân tộc thiểu số.
Tổ chức tập huấn nghiệp vụ Hội, tập huấn, hướng dẫn sử dụng các phần mềm cơ bản trong công tác Hội cho 100% cán bộ Hội chuyên trách vùng dân tộc thiểu số. Tập huấn cho đội ngũ chi hội trưởng về nghiệp vụ Hội, công tác xã hội. Biên soạn tài liệu bồi dưỡng, nâng cao năng lực, kỹ năng hoạt động bình đẳng giới phù hợp với từng nhóm đối tượng, điều kiện, trình độ và văn hóa dân tộc. Chú ý đến tính hiệu quả, đảm bảo dễ hiểu, dễ nhớ, dễ tiếp thu và ứng dụng trong thực tế.
Lồng ghép, phối hợp tổ chức bồi dưỡng nâng cao kiến thức về bình đẳng giới cho đội ngũ cán bộ Hội các cấp, người có uy tín, cán bộ thôn, bản và các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là cán bộ cấp xã, thị trấn, chi, tổ vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tích cực phối hợp tổ chức các lớp xóa mù chữ và tái mù chữ cho hội viên phụ nữ vùng dân tộc thiểu số.
Phối hợp, lồng ghép mở các lớp tập huấn về kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ về chăm sóc sức khoẻ, nuôi dạy con, dân số, kế hoạch hoá gia đình, kỹ năng sống và tổ chức cuộc sống gia đình hạnh phúc. Đồng thời, xây dựng người phụ nữ Yên Bái “thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”, đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới.
Phát huy vai trò của người có uy tín đồng bào dân tộc thiểu số; huy động sự tham gia tích cực của cán bộ thôn bản, thầy cô giáo, học sinh tại trường phổ thông dân tộc nội trú và các trường vùng dân tộc thiểu số trong việc tuyên truyền, vận động thực hiện bình đẳng giới trên địa bàn.
Cùng với đó, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số; lồng ghép giới vào các chương trình phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương; hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sáng tạo, khởi nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập; phối hợp thực hiện tốt công tác an sinh xã hội. Trong đó, lồng ghép vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho các nhóm nữ dân tộc thiểu số về bình đẳng giới và quyền cho phụ nữ trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực, phát triển sinh kế, cải thiện việc làm và thu nhập. Huy động, lồng ghép các nguồn lực để thực hiện các hoạt động hỗ trợ về bình đẳng giới đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tranh thủ sự hỗ trợ, tài trợ nguồn lực của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước để thực hiện các hoạt động hỗ trợ xây dựng mô hình sinh kế, hỗ trợ phụ nữ sáng tạo, khởi nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số.
Tích cực phối hợp thực hiện các hoạt động an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, nhà ở cho hội viên phụ nữ vùng dân tộc thiểu số.
Tích cực tham mưu thực hiện công tác cán bộ nữ, chủ động phát hiện, giới thiệu phụ nữ ưu tú, quan tâm tham mưu với cấp ủy quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ nữ nhằm xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ nữ của các cơ quan trong hệ thống chính trị; quan tâm chăm lo phát triển đội ngũ cán bộ công chức nữ ở cơ sở địa bàn vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Phát huy vai trò của tổ chức Hội các cấp trong việc tham mưu, đề xuất các chính sách, chương trình, đề án, kế hoạch, nội dung hoạt động cần hướng tới những cải cách thể chế và tạo cơ hội nhiều hơn cho phụ nữ dân tộc thiểu số, nhất là nhóm 5 phụ nữ dân tộc thiểu số nghèo ở vùng sâu, vùng xa. Cần thay đổi cách tiếp cận, coi phụ nữ dân tộc thiểu số là đối tượng để phát huy nguồn lực, góp phần vào sự phát triển chung của vùng./.
Đăng Doanh
Từ khóa:
-
Trà Vinh chú trọng thực hiện công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy
22-12-2024 19:23 06
-
Hiệu quả Mô hình “Hỗ trợ nhằm đảm bảo quyền của người lao động tại cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện dễ phát sinh tệ nạn mại dâm”
22-12-2024 17:40 41
-
Phát huy vai trò người có uy tín trong công tác giảm nghèo ở Vĩnh Châu
19-12-2024 16:47 02
-
Thái Bình: Hiệu quả việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ở HTX Đại Đồng
19-12-2024 09:53 59
-
Phủ sóng thông tin giúp người dân ở Vĩnh Châu tiếp cận chính sách giảm nghèo ngày càng hiệu quả
05-12-2024 16:34 56
-
Long Phú thực hiên hiệu quả công tác giảm nghèo
20-11-2024 15:52 22
English Review
International migrants are vital force in the global labour market
English Review | 19-12-2024 14:25 00