62,9% phụ nữ Việt Nam từng bị bạo lực
(LĐXH)- Tại Việt Nam, số liệu từ Nghiên cứu quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ năm 2019 cho thấy, có tới 62,9% phụ nữ từng phải chịu ít nhất một trong các hình thức bạo lực trong cuộc đời.
Đây là thông tin được ông Lê Khánh Lương, quyền Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết tại cuộc họp định kỳ mạng lưới đối tác hành động về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới được tổ chức ngày 18/4.


“Chính vì vậy, mạng lưới đối tác hành động về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới được thành lập với mục tiêu huy động và kết nối các sáng kiến, kinh nghiệm, nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. Tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các bộ, cơ quan của Chính phủ và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức quốc tế, các tổ chức xã hội và các luật sư, chuyên gia… hoạt động trong lĩnh vực bình đẳng giới và phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; tạo tiền đề để nghiên cứu, xây dựng và ban hành quy định về cơ chế phối hợp liên ngành trong phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới” - quyền Vụ trưởng Lê Khánh Lương, chia sẻ.

“Để kết nối với các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ khi xảy ra vấn đến liên quan đến bạo lực trên cơ sở giới, đảm bảo các ca bạo lực khi cần được tư vấn, trợ giúp hỗ trợ một cách triệt để và có hiệu quả, các thành viên mạng lưới là đại diện các cơ quan của Chính phủ, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức Liên hợp quốc và các chuyên gia, luật sư, nhà báo mỗi người ở một vị trí công việc, công tác khác nhau, cùng phát huy vai trò, tiếng nói để từ đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới ở Việt Nam. Đồng thời, đề xuất đưa ra chính sách đi kèm, đáp ứng nhu cầu nạn nhân của bạo lực giới và thực sự giải quyết được vấn đề thực tế” - chuyên gia Hà Thị Quỳnh Anh, chia sẻ.

Tại cuộc họp, đại diện cơ quan quản lý Nhà nước và các thành viên mạng lưới đối tác hành động về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới đã cập nhật các hoạt động liên quan đến phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; thảo luận và đề xuất các chính sách liên quan đến các hành vi bạo lực trên cơ sở giới… Đồng thời, thảo luận về cách thức, phương thức và kế hoạch hoạt động năm 2022 của mạng lưới đối tác hành động về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới


Chí Tâm
Từ khóa:
-
Sóc Trăng: Nỗ lực xoá nhà tạm, nhà dột nát cho người dân
20-02-2025 10:40 51 -
Bạc Liêu: Nỗ lực chăm lo đời sống người có công
24-02-2025 10:32 30 -
Nhiều hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới ở Lai Châu
24-02-2025 10:29 13
-
Thu gom phế thải, nạo vét bùn sông Tô Lịch
21-02-2025 15:08 41 -
Hơn 10.000 phụ nữ và trẻ em tại Ninh Thuận và Cà Mau được tiếp cận nguồn nước sạch
21-02-2025 14:43 14 -
Hơn 10.000 người tại Ninh Thuận và Cà Mau được tiếp cận nước sạch
20-02-2025 15:47 07