80% lao động tham gia học nghề trình độ sơ cấp ở Vĩnh Phúc có việc làm ổn định
(LĐXH)- Theo báo cáo ngày 18/1/2024 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Vĩnh Phúc, 80% lao động tham gia học nghề trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng có việc làm, thu nhập ổn định.
Cụ thể, trong năm 2023, toàn tỉnh tổ chức đào tạo cho 953 lao động tham gia học nghề trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng theo Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ, tổng kinh kinh phí tổ chức đào tạo và hỗ trợ người học là 3,176,646,500 đồng. Trong đó kinh phí đã thực hiện chi trả là 2.662.051.500 đồng; kinh phí chưa chi trả do lớp đang đào tạo, chưa kết thúc khóa học là 514,595,000 đồng.
Sau đào tạo, 80% người học có việc làm, thu nhập ổn định. Số lao động nông thôn trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng chủ yếu học nghề để phát triển nghề sẵn có và chuyển đổi nghề sau đào tạo. Một số học viên sau khi tốt nghiệp được doanh nghiệp tuyển dụng làm lao động có mức thu nhập cao hơn làm nông nghiệp; một số nghề, các sản phẩm làm ra được bao tiêu theo tiêu chuẩn OCOP.
Tuy nhiên, khó khăn trong việc tuyển sinh đào tạo ở các huyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc không đạt kế hoạch do phần lớn lực lượng lao động trẻ đều vào các trong các công ty, doanh nghiệp… Do đó, số người lao động đăng ký tham gia học nghề thấp, một số địa phương thông báo nhưng không có người đăng ký, do người dân không có nhu cầu hoặc đăng ký số lượng ít, không đủ để thành lập lớp đào tạo.
Cấp ủy chính quyền một số địa phương chưa thực sự vào cuộc trong công tác chỉ đạo, đôn đốc tổ chức thực hiện, chưa đưa chỉ tiêu đào tạo nghề nghiệp vào mục tiêu lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Việc điều tra, khảo sát triển khai mang tính hình thức, chưa đến từng hộ gia đình.
Công tác tuyên truyền chủ trương, cơ chế chính sách trong lĩnh vực đào tạo nghề nghiệp chưa sâu, chưa được thường xuyên; một bộ phận nhân dân nhận thức về học nghề còn hạn chế, mang nặng tâm lý phải học đại học hoặc muốn đi làm ngay để có thu nhập cải thiện đời sống...
Bên cạnh đó, thiết bị dạy nghề mặc dù đã được tỉnh quan tâm đầu tư cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhưng chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo cho người lao động. Một số ít người lao động sau khi học nghề chưa tìm được việc làm phù hợp với nghề đã học hoặc làm đúng nghề đã học nhưng chưa vận dụng được nhiều vào công việc hiện tại.
Trong năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Qua đó để người dân đăng ký tham gia học nghề phù hợp với nhu cầu, trình độ tay nghề, đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh. Đồng thời, tạo điều kiện cho người lao động tự tạo việc làm, tự tìm kiếm việc làm mới và phát triển các nghề đang có nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống; hỗ trợ người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo vay vốn sản xuất kinh doanh sau khi được đào tạo nghề để vươn lên thoát nghèo bền vững.
Chí Tâm
Từ khóa:
-
Huyện Nam Trực (Nam Đinh) đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
13-12-2024 09:34 35
-
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng quá trình xây dựng nông thôn mới ở Nam Định
25-12-2024 06:53 12
-
Hanoi Bartender Cup 2024: Sân chơi của những người trẻ đam mê nghề pha chế
24-12-2024 09:54 30
-
VRG vinh danh nhiều tập thể, cá nhân xuất sắc tại Hội thi Bàn tay vàng thu hoạch mủ
17-12-2024 20:08 04
-
240 thí sinh tham dự Hội thi Bàn tay vàng thu hoạch mủ cao su lần thứ XIV
16-12-2024 15:23 57
-
Yên Bái không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp
16-12-2024 14:46 37
English Review
International migrants are vital force in the global labour market
English Review | 19-12-2024 14:25 00