Sóc Trăng: Tập trung hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số
Theo bà Lục Bích Phúc, Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng cho biết:Trong giai đoạn 2021-2024, tỉnh Sóc Trăng đã triển khai mạnh mẽ Tiểu dự án 3 thuộc Chương trình MTQG 1719. Đến nay, hơn 10.900 lao động DTTS đã được tuyển sinh tham gia các khóa đào tạo nghề. Tỷ lệ tốt nghiệp đạt hơn 90%, trong đó gần 99% người học có việc làm sau đào tạo.
Bên cạnh đó, tỉnh đã sử dụng nguồn vốn sự nghiệp (ngân sách trung ương) Tiểu dự án 3 hỗ trợ tăng cường điều kiện đảm bảo chất lượng dạy và học cho các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh và chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ Việc làm tỉnh hỗ trợ lao động vùng đồng đồng bào DTTS, nhất là lao động người DTTS tiếp cận thuận lợi với thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm; hỗ trợ thanh niên DTTS sau khi tốt nghiệp các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp tìm kiếm được việc làm phù hợp với khả năng, nguyện vọng.
Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp; chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Sóc Trăng. Qua đó, giúp tỉnh thực hiện đạt và vượt mục tiêu Tiểu dự án 3, góp phần tích cực vào kết quả thực hiện các Chương trình MTQG: “Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025”, “Xây dựng nông thôn mới” và “Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Bên cạnh đó, còn giúp các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh từng bước phát triển cả về quy mô tuyển sinh, đào tạo; đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp; cơ cấu ngành, nghề đào tạo, tổ chức và quản lý lĩnh vực GDNN, … phù hợp với xu hướng phát triển trong thời kỳ mới.
Sóc Trăng đã triển khai mạnh mẽ Tiểu dự án 3 thuộc Chương trình MTQG 1719 về Phát triển GDNN và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi cũng đã mang lại hiệu quả rất tích cực.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Tiểu dự án 3 thuộc Dự án 5 trong giai đoạn 2021-2024 cũng gặp nhiều khó khăn. Cụ thể như tiến độ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ mới chỉ đạt trên 30% so với kế hoạch cả giai đoạn 2021-2025, Bà Lục Bích Phúc chia sẻ. Bà Lục Bích Phúc cũng chỉ ra những tồn tại khó khăn, vướng mắc như: Một là, thực trạng tồn tại cùng lúc quá nhiều chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và hỗ trợ đào tạo dưới 3 tháng, kèm theo đó là nhiều văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện còn khác nhau, chưa thống nhất. Từ đó, làm phát sinh nhiều hồ sơ, thủ tục thanh quyết toán trong thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo, dẫn đến khó khăn khi thực hiện. Thống kê cho thấy, tỷ lệ giải ngân nguồn kinh phí được giao giai đoạn 2021 - 2024 còn đạt tỷ lệ thấp (đạt khoảng 34,21% kế hoạch vốn giao). Việc thực hiện nội dung hỗ trợ người lao động vùng đồng bào DTTS đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cũng còn hạn chế (trong 03 năm mới chỉ thực hiện hỗ trợ được 04 người).
Hai là, các văn bản quy định, hướng dẫn triển khai, thực hiện thiếu đồng bộ, còn chồng chéo, chưa sát với thực tế địa phương, đơn vị. Điển hình, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên các huyện, thị xã, thành phố chưa được thụ hưởng đối với nội dung “Tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy và học cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vùng đồng bào DTTS và miền núi”; trong khi các trung tâm này lại là đơn vị thực hiện chức năng giáo dục nghề nghiệp, giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông, xóa mù chữ, liên kết đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, … Đây cũng là điểm nghẽn chính ảnh hưởng đến tiến độ, kết quả thực hiện Tiểu dự án 3 trên địa bàn tỉnh sóc Trăng, cũng như các tỉnh, thành trên cả nước trong thời gian qua.
Trang bị kỹ năng nghề nghiệp cho lao động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số là một trong những giải pháp giảm ngèo bền vững được tỉnh Sóc Trăng triển khai hiệu quả trong thời gian qua
Ba là, vấn đề trùng đối tượng, địa bàn thụ hưởng giữa các Chương trình MTQG với nhau, như: cùng là người DTTS, nhưng không thuộc vùng đồng bào DTTS thì chưa được hỗ trợ học nghề, giải quyết việc làm, …
Ngoài ra, hiện các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp công lập đang chịu ảnh hưởng chung của việc thực hiện chủ trương tinh giản biên chế; trong khi nhu cầu tham gia học nghề của người lao động tăng cao, quy mô tuyển sinh, đào tạo tăng theo, dẫn đến tình trạng thiếu nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tại các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp (tỷ lệ quy đổi 25 sinh viên/giáo viên).
Song song đó, nội dung chương trình, giáo trình đào tạo một số ngành, nghề vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vị trí việc làm trong doanh nghiệp. Đa số các khóa học tập trung vào ngành, nghề nông nghiệp, tiểu thủ công truyền thống, trong khi các ngành, nghề kỹ thuật cao, dịch vụ và công nghiệp hiện đại lại chưa được quan tâm đúng mức. Điều này khiến chất lượng, cơ hội việc làm sau đào tạo chưa được mở rộng, nhất là trong bối cảnh thị trường lao động thay đổi nhanh chóng.
Sinh viên trong giờ học thực hành tại Trường Cao đẳng nghề tỉnh Sóc Trăng
Bà Lục Bích Phúc, Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng cũng cho biết: Để khắc phục những tồn tại, hạn chế về những vướng mắc trên, trong giai đoạn tới tỉnh Sóc Trăng tiếp tục đề ra các giải pháp trọng tâm như:
Thứ nhất, tiếp tục triển khai thực hiện các văn bản quy định, hướng dẫn của trung ương, địa phương và kịp thời tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Tiểu Dự án 3 theo quy định và đúng với chức năng, nhiệm vụ được giao.
Thứ hai, tăng cường truyền thông và tư vấn về vai trò, vị trí, lợi ích mang lại của việc học nghề, việc làm để góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho người lao động vùng đồng bào DTTS. Bên cạnh đó, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để vận động người dân tham gia tích cực hơn.
Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh triển khai các chương trình liên kết với doanh nghiệp để mở rộng các ngành, nghề đào tạo, liên kết trong đào tạo, tuyển dụng lao động. Trong đó, chú trọng phát triển một số ngành, nghề đào tạo mới như logistics, công nghệ số, chế biến sâu các sản phẩm nông, thủy sản, …, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động hiện đại.
Thứ tư, tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm đáp ứng nhu cầu của sự phát triển. trong đó, quan tâm đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị tại các trường cao đẳng được quy hoạch trở thành trường cao đẳng chất lượng cao; các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp công lập và phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao ngoài công lập. Hướng đến hình thành mạng lưới cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp đảm bảo chất lượng giảng dạy và cung cấp môi trường học tập tốt nhất cho người lao động trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận.
Vương Linh
-
VRG vinh danh nhiều tập thể, cá nhân xuất sắc tại Hội thi Bàn tay vàng thu hoạch mủ
17-12-2024 20:08 04
-
240 thí sinh tham dự Hội thi Bàn tay vàng thu hoạch mủ cao su lần thứ XIV
16-12-2024 15:23 57
-
Yên Bái không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp
16-12-2024 14:46 37
-
Sóc Trăng: Tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm
12-12-2024 13:23 50
-
Sóc Trăng đẩy mạnh hợp tác phát triển giáo dục nghề nghiệp và tạo việc làm cho người lao động
12-12-2024 13:22 34
-
Sóc Trăng: Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045
09-12-2024 15:18 32
- Herbalife Vietnam won the Corporate Social Responsibility Recognition Award by AmCham for the seventh consecutive year
- Herbalife Vietnam Expands Casa Herbalife Program to 15 Locations Nationwide To Help Improve Daily Nutrition For People In Need
- Deputy Minister Le Van Thanh received the Director of the Global Better Work Program