An Giang đẩy mạnh thanh tra hồ sơ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
(LĐXH)- Thời gian qua, cùng với việc thực hiện nghiêm túc và đẩy đủ các chế độ chính sách ưu đã người có công với cách mạng, tỉnh An Giang còn thường xuyên đẩy mạnh công tác thanh tra hồ sơ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học.
An Giang là tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, nằm ở phía Tây Nam của Tổ quốc, có 08 huyện, 01 thị xã và 02 thành phố, gồm: thành phố Long Xuyên, thành phố Châu Đốc, thị xã Tân Châu, các huyện: Chợ Mới, Phú Tân, Châu Thành, Châu Phú, Thoại Sơn, Tri Tôn, Tịnh Biên và An Phú. Tổng số đối tượng người có công với cách mạng hiện đang quản lý trên 40.000 người, trong đó người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học là 741 người.
Trong tổng số người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn tỉnh thì có 621 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Hiện đang hưởng trợ cấp hàng tháng có 465 người (trong đó tỷ lệ 21 - 40% có 124 người, tỷ lệ 41 - 60% là 269 người, tỷ lệ 61 - 80% có 71 người, tỷ lệ trên 81% 01 người); đã chết 146 người; đã di chuyển hồ sơ sang tỉnh khác 09 người và đình chỉ hưởng chế độ 01 người.
Tỉnh An Giang hiện có 621 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
Những năm qua, cùng với việc thực hiện nghiêm túc và đẩy đủ các chế độ chính sách ưu đã người có công với cách mạng, tỉnh An Giang còn thường xuyên đẩy mạnh công tác thanh tra hồ sơ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học. Cụ thể, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội An Giang đã thành lập Đoàn thanh tra hồ sơ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học tại 08 huyện, 01 thị xã và 02 thành phố với 02 giai đoạn, gồm: năm 2020, thanh tra các hồ sơ được thiết lập từ ngày 01/01/2006 đến ngày 01/3/2020 (Quyết định số 79/QĐ-SLĐTBXH ngày 18/02/2020); năm 2021, thanh tra các hồ sơ được thiết lập từ ngày 01/01/2000 đến ngày 31/12/2005 (Quyết định số 678/QĐ-SLĐTBXH ngày 29/4/2021).
Tuy nhiên, trong năm 2020 và năm 2021, dịch bệnh Covid-19 xuất hiện và có diễn biến phức tạp, để đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống dịch theo chỉ đạo của cơ quan thẩm quyền nên việc thanh tra hồ sơ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn tỉnh tạm dừng. Đến giữa năm 2022, khi tình hình dịch đã ổn định, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội An Giang tiếp tục thực hiện công tác thanh tra đối với nhóm đối tượng chính sách này.
Đối với hoạt động thanh tra, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội An Giang thường xuyên phối hợp Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện tổ chức nhiều hội nghị, tập huấn nhằm triển khai, tuyên truyền các chính sách ưu đãi đối với người có công, trong đó chú trọng lồng ghép các nội dung có liên quan đến chính sách ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học.
Bên cạnh đó, nhiều địa phương cũng chủ động phối hợp với các ban, ngành đoàn thể để tổ chức phổ biến, tuyên truyền rộng rãi đến quần chúng nhân dân tại địa bàn với nhiều hình thức như: tuyên truyền trực tiếp tại các khu dân cư, tuyên truyền qua hệ thống đài truyền thanh. Công tác tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng nói chung và chính sách đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học nói riêng luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể tại các địa phương quan tâm, thực hiện kịp thời, nghiêm túc, phù hợp với tình hình thực tiễn của từng địa phương.
Theo báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội An Giang, từ đầu năm 2022 đến hết tháng 10, Đoàn Thanh tra của đơn vị đã tiến hành khảo sát trực tiếp 118 đối tượng là người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học và trực tiếp kiểm tra từng hồ sơ gốc đang lưu trữ tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Qua đó ghi nhận 06 trường hợp có sai sót và 01 trường hợp cần xác định lại tỷ lệ suy giảm khả năng lao động, bao gồm: 04 trường hợp hưởng trợ cấp hàng tháng không đúng quy định, 02 trường hợp hưởng trợ cấp thấp hơn mức quy định, 01 trường hợp đề nghị giám định lại mức độ suy giảm khả năng lao động.
Đoàn Thanh tra đã tham mưu Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh An Giang ban hành 02 Kết luận thanh tra hồ sơ đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn tỉnh.
Có thể nói, đến nay, việc tiếp nhận hồ sơ và giải quyết các chế độ đối với người có công với cách mạng, đặc biệt là người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học như: bảo hiểm y tế, ưu đãi giáo dục – đào tạo, cất và sửa chữa nhà ở, quà lễ, tết... được cấp ủy, chính quyền và ngành Lao động – Thương binh và Xã hội An Giang thường xuyên quan tâm, triển khai kịp thời, đúng quy định.
Chí Tâm
Từ khóa:
-
Nhân rộng các mô hình giảm nghèo ở Mỹ Xuyên
25-11-2024 16:34 53
-
Phát triển năng lực trẻ em - Hành động vì tương lai
25-11-2024 16:34 23
-
Thị xã Hồng Lĩnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững
25-11-2024 16:34 03
-
Phụ nữ Nam Định với phong trào "Đền ơn đáp nghĩa"
25-11-2024 11:17 09
-
Đắk Nông: Chú trọng nâng cao năng lực, giám sát và đánh giá Chương trình giảm nghèo
25-11-2024 11:16 03
-
Thành phố Phổ Yên với công tác “Đền ơn đáp nghĩa”
06-11-2024 11:21 52