An Giang phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt xuống dưới 6,5%
(LĐXH)- Năm 2022, tỉnh An Giang đặt mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt xuống dưới 6,5%; 83% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp.
Thời gian qua, công tác bảo vệ, xây dựng môi trường sống an toàn và lành mạnh cho trẻ em đã được các cấp, các ngành và các địa phương ở An Giang quan tâm chú trọng; đời sống văn hóa, vui chơi, giải trí, phúc lợi xã hội và các quyền dành cho trẻ em ngày càng được bảo đảm...
Theo báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội An Giang, năm 2021, toàn tỉnh tổ chức thăm tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán, Quốc tế thiếu nhi và Tết Trung thu cho hơn 45.000 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt với tổng kinh phí trên 14 tỷ đồng. Trong số này, tỉnh tặng quà Trung thu cho 1.389 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.
Trong năm, tỉnh tiếp tục duy trì 110 xã, phường, thị trấn đã được công nhận đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em năm 2019 (đạt 70,5%); 56/156 xã, phường, thị trấn được lồng ghép triển khai thí điểm mô hình Ngôi nhà an toàn phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em. 11/11 huyện, thị xã, thành phố và 61/156 xã, phường, thị trấn được triển khai mô hình hệ thống bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng, 76 Câu lạc bộ trẻ em; phối hợp triển khai 13 điểm tư vấn tại trường học. Hỗ trợ 03 lồng bơi di động cho 03 huyện với tổng kinh phí 126 triệu đồng, lũy kế tới thời điểm hiện tại đã hỗ trợ 17 lồng bơi cho các huyện. Đến nay, An Giang đã trợ cấp khó khăn cho 14 trẻ bị xâm hại, bạo lực với số tiền 21,127 triệu đồng (bằng nguồn kinh phí đảm bảo xã hội), số còn lại đang làm hồ sơ.
An Giang hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19
Mặc dù đạt đực những kết quả nhất định, song công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh An Giang vẫn còn một số hạn chế. Tình trạng trẻ em lang thang và trẻ bị xâm hại còn phức tạp, tỷ lệ trẻ em bị tai nạn thương tích còn cao. Vẫn còn những trường hợp lạm dụng sức lao động trẻ em, ngược đãi hoặc bạo lực đối với trẻ em. Việc chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho trẻ em còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ làm công tác về trẻ em không ổn định, thường xuyên thay đổi, công tác phối hợp liên ngành chưa chặt chẽ…
Để đảm bảo các quyền của trẻ em được thực hiện đầy đủ, kịp thời; chủ động phòng ngừa, loại bỏ các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em; hỗ trợ phục hồi, hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại và có cơ hội phát triển, ngày 24/1/2022, UBND tỉnh An Giang ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện công tác trẻ em năm 2022. Qua đó nhằm kiểm soát và giảm thiểu tình hình tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là phòng chống xâm hại và tai nạn đuối nước. Huy động mọi nguồn lực để triển khai đồng bộ các hoạt động về bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn toàn tỉnh. Tiếp tục xây dựng môi trường an toàn, thân thiện và ngăn ngừa các nguy cơ gây tổn thương cho mọi trẻ em; xây dựng và phát triển hệ thống bảo vệ trẻ em đồng bộ, giảm tối đa tình trạng trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, tạo cơ hội tốt nhất để trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt phát triển, tái hòa nhập cộng đồng.
Cụ thể, năm 2022, An Giang đặt mục tiêu có 75% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em; tỷ lệ trẻ em đến 8 tuổi được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc phát triển toàn diện đạt 90%...
Tỉnh phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt xuống dưới 6,5%; 83% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp. Giảm 15% số vụ trẻ em bị xâm hại, bạo lực, xâm hại tình dục so với năm 2021; 100% trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục phát hiện được hỗ trợ, quản lý ca kịp thời. Phấn đấu giảm tỷ lệ lao động trẻ em và người chưa thành niên từ 5 đến 17 tuổi xuống 4,9%. Giảm tỷ suất trẻ em bị tai nạn thương tích xuống 550/100.000 trẻ em; giảm tỷ suất trẻ em bị tử vong do tai nạn thương tích xuống còn 16/100.000 trẻ em. Đồng thời, đảm bảo 100% trẻ em gặp thiên tai, thảm họa được cứu trợ, hỗ trợ kịp thời.
Năm 2022, An Giang phấn đấu 30% trẻ em từ 7 tuổi trở lên được hỏi ý kiến về các vấn đề của trẻ em với các hình thức phù hợp. Tỉnh có 70% trẻ em được nâng cao nhận thức, năng lực về quyền tham gia của trẻ em. Tỷ lệ trẻ em từ 11 tuổi trở lên được tham gia vào các mô hình, hoạt động thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em đạt 30%...
Chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em là vấn đề có tính chiến lược, lâu dài, đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai của đất nước. Làm tốt công tác này là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Chính vì vậy, tỉnh An Giang sẽ tiếp tục tập trung nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quyền trẻ em; đảm bảo trẻ em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh và thân thiện.
Chí Tâm
Từ khóa:
-
Lào Cai: Hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tiếp thông tin, giảm nghèo hiệu quả
25-07-2024 20:54 43
-
An Giang: Những đề xuất bổ sung chế độ, chính sách ưu đãi nhằm chăm lo tốt hơn đối với người có công
12-12-2024 13:11 23
-
Lan tỏa phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” trên quê hương miền Tây An Giang
31-12-2024 10:50 43
-
An Giang: Đa dạng các hoạt động truyền thông thúc đẩy công tác bình đẳng giới
11-12-2024 16:15 34
-
An Giang: Tăng cường phối hợp thực hiện phòng ngừa và ứng phó với bạo lực giới
13-12-2024 15:26 25
-
Phát huy bình đẳng giới trong một số cơ quan, đơn vị ở An Giang
12-12-2024 14:22 48