Bạo lực gia đình: Vì sao nạn nhân thường im lặng?
(LĐXH) - Chính sự im lặng của người vợ vô hình chung đã làm thỏa mãn bản tính bạo lực hung hăng của người chồng. Hơn nữa, chị em khi bị chồng bạo hành đã không chủ động tìm tới các sự trợ giúp bởi vì đa số đều không nắm rõ các quyền của mình để được tôn trọng.
Các hành vi bạo lực phổ biến
Hành vi bạo lực gia đình ở Việt Nam nhiều khi không dễ để nhận biết và phổ biến nhất vẫn là hành vi bạo lực do người chồng gây ra đối với người vợ. Đầu tiên, thể hiện rõ nhất là bạo lực thể xác. Phụ nữ thường phải hứng chịu cùng một lúc nhiều hành vi bạo lực loại này, có thể bị đánh đập, bị gây thương tích.
Thứ hai là bạo lực tinh thần. Đây là loại hành vi không kém phần nghiêm trọng so với bạo lực thể xác. Điển hình là người phụ nữ thường bị sỉ nhục, lăng mạ hoặc làm cho cảm thấy tồi tệ, coi thường hoặc bị bẽ mặt trước mặt những người khác hoặc có thể bị đe doạ vì bất cứ lý do gì.
Bạo lực về kinh tế là việc chồng kiểm soát chi tiêu để người vợ phải phụ thuộc hoàn toàn vào tài chính. Cũng có những trường hợp người chồng kiểm soát tất cả các nguồn lực và cấm vợ không được tiếp cận những nguồn lực đó hoặc cũng có trường hợp nạn nhân bị chồng bắt phải làm việc quá sức.
Trong tất cả các hình thức bạo lực thì bạo lực tình dục được đánh giá là khó nhận biết hơn. Đó là khi người phụ nữ bị ép buộc quan hệ tình dục ngoài ý muốn; phải quan hệ tình dục vì lo sợ có điều xấu xảy ra và bị ép làm những việc có liên quan tới tình dục mà họ cảm thấy bị nhục nhã hoặc hạ thấp nhân phẩm.
Bạo lực gia đình ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần, thể xác, sức khỏe của người phụ nữ. Có người vì không tìm được lối thoát đã tự kết liễu đời mình để thoát khỏi bạo lực. Thậm chí, mối lo ngại hiện hữu là "bạo lực có tính tiếp nối", tức là con trai họ sau này có thể bắt chước những hành vi bạo lực của người bố.
Theo số liệu báo cáo của các địa phương, tính từ năm 2012-2016, trong cả nước đã xảy ra trên 127.000 vụ bạo lực gia đình. Trong đó, nam giới chiếm 83,6% đối tượng gây bạo lực. Có gần 80% số vụ ly hôn hàng năm mà nguyên nhân xuất phát từ bạo lực gia đình. Đáng lo lắng khi trẻ em sống trong các gia đình xảy ra nạn bạo lực thường có khả năng học tập bị suy giảm nghiêm trọng; một bộ phận các em cũng sẽ có xu hướng sử dụng bạo lực mỗi khi giải quyết mâu thuẫn hay xung đột với bạn bè.
Luật phòng chống bạo hành gia đình đã được Quốc hội khóa 12 ban hành ngày 21/11/2007. Theo đó, rất nhiều biện pháp được thực thi để bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân của bạo lực gia đình, đồng thời cũng đề ra trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc phòng chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, mặc dù là nạn nhân chính nhưng có rất nhiều chị em phụ nữ bị chồng bạo lực lại cam chịu và giấu kín, vậy nên tình trạng này vẫn tiếp tục diễn tiến, gia tăng.
Vì sao nạn nhân chấp nhận im lặng?
Điều tra Gia đình Việt Nam được thực hiện trước đây đã chỉ ra rằng, 21,2% cặp vợ chồng đã từng xảy ra ít nhất một loại bạo lực gia đình trong vòng 12 tháng bao gồm bạo lực ngôn từ, bạo lực tinh thần, bạo lực thể xác hoặc tình dục. Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình cũng cho thấy, có đến 58% phụ nữ Việt Nam đã từng trải qua một trong ba hình thức bạo lực trong cuộc đời.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực đối với người vợ trong gia đình. Tuy nhiên, theo đánh giá chung, nguyên nhân sâu xa vẫn là do tư tưởng coi khinh phụ nữ được truyền từ nhiều thế hệ. Nam giới vẫn coi người phụ nữ phải có thái độ phục tùng, phải nghe lời một cách vô điều kiện ngoài nhiệm vụ chăm lo, duy trì tổ ấm.
Đối với mỗi người phụ nữ, đã bị chồng bạo hành thì cho dù dưới bất kỳ hình thức hoặc mức độ nào đi chăng nữa, hậu quả để lại với họ vẫn luôn là những điều đau xót, bất hạnh nhất. Ngoài những vết thương về thể xác, những người phụ nữ này có quá nhiều nỗi sợ vô hình mà người ngoài cuộc không thể nhìn thấy, khiến nạn nhân luôn tỏ ra thiếu tự chủ, sợ hãi, tủi thân, suy nhược, trầm cảm và có xu hướng muốn tự vẫn.
Nạn nhân bạo lực gia đình thường là những người yếu thế, do đó họ dễ phải chịu những tổn thương nặng nề. Vấn đề bất cập là họ thường gặp phải nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm sự trợ giúp từ pháp luật. Thực tế cho thấy, đa phần nạn nhân bị bạo hành chưa tìm đến sự trợ giúp của pháp lý, ngoại trừ các vụ việc mang tính chất nghiêm trọng hay các vụ buộc phải xử lý hình sự.
Nạn nhân bạo lực gia đình thường là những người yếu thế, do đó họ dễ phải chịu những tổn thương nặng nề. Vấn đề bất cập là họ thường gặp phải nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm sự trợ giúp từ pháp luật. Thực tế cho thấy, đa phần nạn nhân bị bạo hành chưa tìm đến sự trợ giúp của pháp lý, ngoại trừ các vụ việc mang tính chất nghiêm trọng hay các vụ buộc phải xử lý hình sự.
Theo số liệu của ngành công an, bạo lực gia đình góp phần làm gia tăng các loại tội phạm xã hội. Ngoài ra còn gây tổn thất nặng nề về kinh tế, làm giảm sút về sức khỏe, suy giảm khả năng và năng suất lao động của từng cá nhân; đồng thời còn gia tăng các chi phí y tế, khám chữa bệnh…
Hiện cả nước đang có khoảng 6.996 cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, 35.756 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng và 19.182 mô hình, câu lạc bộ phòng, chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, vì sự e ngại và tâm lý cam chịu nên nhiều nạn nhân bạo lực gia đình không tìm đến các trung tâm xã hội để nhận sự hỗ trợ và tư vấn. Đây là điều đáng lo ngại trong việc làm giảm tình trạng bạo lực gia đình nói chung và bạo lực đối với người vợ nói riêng.
Tháo gỡ nút thắt
Hiện nay, pháp luật Việt Nam đã có các quy định nhằm ngăn chặn, xử lý đối với những hành vi bạo lực gia đình. Luật Hôn nhân và gia đình cũng đã nghiêm cấm những hành vi bạo lực trong gia đình. Còn theo BLHS, người có hành vi bạo hành đối với người khác nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc tội “Làm nhục người khác”. Ngoài ra, Luật phòng, chống bạo lực gia đình cũng quy định rõ, người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà có biện pháp xử lý phù hợp.
Các chuyên gia cho rằng, chính sự im lặng của người vợ vô hình trung đã làm thỏa mãn bản tính bạo lực hung hăng của người chồng. Chị em cũng không chủ động tìm tới sự trợ giúp từ các cơ quan chức năng, ban ngành, đoàn thể ở địa phương bởi chính bản thân các chị em phụ nữ, đa số đều không nắm rõ các quyền của mình để được tôn trọng. Do đó, phá bỏ sự im lặng là một việc cần phải làm để chấm dứt nạn bạo lực gia đình đối với người vợ. Bởi một thực tế rằng bạo lực gia đình gần như bị khép kín trước những giám sát của xã hội, khi nạn nhân thường chọn cách chịu đựng khi cảm thấy bị ràng buộc cả về tinh thần, con cái và tài sản đối với người bạo hành.
Song song với đó, xã hội cũng cần có một cái nhìn cởi mở, cảm thông hơn với người phụ nữ cũng như sẵn sàng khuyến khích họ lên tiếng, bảo vệ họ bằng dư luận và các biện pháp thiết thực khác, để họ cảm thấy mình được an tâm, bình đẳng, không lo lắng, sợ hãi.
Hướng tới xóa bỏ dần tình trạng bất bình đẳng giới, đặc biệt là vấn nạn bạo lực đối với người phụ nữ trong gia đình, Nhà nước cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và xây dựng gia đình văn hóa. Ngoài ra, các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể và các trung tâm tư vấn phòng, chống bạo lực giới trong gia đình cần nâng cao vai trò của mình bằng nhiều chính sách, giải pháp để thúc đẩy thực hiện mục tiêu bình đẳng giới; tăng quyền cho phụ nữ, đẩy lùi bạo lực trên cơ sở giới. Cần có đường dây nóng hoạt động hiệu quả, tích cực để mỗi phụ nữ từ nông thôn đến thành thị khi bị bạo hành gia đình có thể gọi đến và được hỗ trợ ngay lập tức...
Hướng tới xóa bỏ dần tình trạng bất bình đẳng giới, đặc biệt là vấn nạn bạo lực đối với người phụ nữ trong gia đình, Nhà nước cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và xây dựng gia đình văn hóa. Ngoài ra, các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể và các trung tâm tư vấn phòng, chống bạo lực giới trong gia đình cần nâng cao vai trò của mình bằng nhiều chính sách, giải pháp để thúc đẩy thực hiện mục tiêu bình đẳng giới; tăng quyền cho phụ nữ, đẩy lùi bạo lực trên cơ sở giới. Cần có đường dây nóng hoạt động hiệu quả, tích cực để mỗi phụ nữ từ nông thôn đến thành thị khi bị bạo hành gia đình có thể gọi đến và được hỗ trợ ngay lập tức...
Giới truyền thông cũng cần phải đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, thực hiện các chương trình làm thay đổi những quan niệm lạc hậu; đề cao vai trò, giá trị của người phụ nữ trong xã hội. Nam giới cũng cần thể hiện vai trò, trách nhiệm của mình khi biết chia sẻ công việc trong gia đình.
Cùng với đó, mỗi người phải tự nâng cao nhận thức, hiểu biết của mình về pháp luật, về quyền cá nhân. Người phụ nữ cần phải nâng cao hiểu biết và khéo léo tìm cách tiêu diệt mầm mống bạo lực gia đình bằng cách lên tiếng trước dư luận, tìm gặp luật sư, hay đơn giản là nhờ chính quyền cơ sở can thiệp khi bị bạo lực.
Ngoài ra, chị em cũng cần trau dồi thêm các kiến thức để nâng cao trình độ hiểu biết của bản thân, đặc biệt kiến thức gia đình, nuôi dạy con cái. Ngoài ra còn cần chú ý đến kiến thức về pháp luật, tìm hiểu Luật phòng chống bạo lực gia đình. Khi bị chồng bạo hành, người phụ nữ cần tìm đến cơ quan tư vấn, tìm đến sự giúp đỡ của người thân, của hàng xóm, các ban ngành đoàn thể để sớm có sự can thiệp kịp thời./.
Ngoài ra, chị em cũng cần trau dồi thêm các kiến thức để nâng cao trình độ hiểu biết của bản thân, đặc biệt kiến thức gia đình, nuôi dạy con cái. Ngoài ra còn cần chú ý đến kiến thức về pháp luật, tìm hiểu Luật phòng chống bạo lực gia đình. Khi bị chồng bạo hành, người phụ nữ cần tìm đến cơ quan tư vấn, tìm đến sự giúp đỡ của người thân, của hàng xóm, các ban ngành đoàn thể để sớm có sự can thiệp kịp thời./.
Vũ Đậu
TIN LIÊN QUAN
Từ khóa:
-
Năm 2024: Cục Bảo trợ xã hội thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách trợ giúp xã hội
03-01-2025 20:40 19
-
VNeTraffic dẫn đầu về lượt tải về trên App Store
03-01-2025 17:05 48
-
Xe mô tô, xe máy được phép cải tạo từ tháng 1/2025
03-01-2025 15:22 03
-
An Giang: Quan tâm, chăm lo đời sống người có công với cách mạng
14-12-2024 23:46 28
-
Trọn vẹn nghĩa tình ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng
16-12-2024 23:42 17
-
Lào Cai: Tập trung hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
07-10-2024 23:41 45