"Lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội..."
(LĐXH) – Đó là phát biểu của ông Đặng Hoa Nam Cục trưởng Cục Trẻ em tại Hội thảo “Định hướng truyền thông về Tháng hành động vì trẻ em và bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng” do Cục Trẻ em (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) phối hợp với Tổ chức Plan International Việt Nam tổ chức ngày 25/5, tại thành phố Hòa Bình...
Phát biểu tại hội thảo đại diện tổ chức Plan International Việt Nam, ông Đặng Quốc Việt chia sẻ: “Từ năm 1919 tổ chức Plan International đã và đang cải thiện đời sống cho 650.000 trẻ em qua các dự án và 15 triệu thanh thiếu niên thông qua các chiến dịch ảnh hưởng về quyền trẻ em. Với tầm nhìn trong những năm tới trẻ em gái là nhân tố của sự thay đổi, tổ chức Plan International Việt Nam hướng tới mục tiêu năm 2025 tạo điều kiện 2 triệu trẻ em gái có thể học tập, định hướng và phát triển. Tổ chức Plan International Việt Nam đã làm việc cùng văn phòng Plan International tại Đức huy động ngân sách cho dự án “Bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên an toàn trên không gian mạng”. Dự án triển khai vào tháng 8/2021 và kết thúc dự kiến vào tháng 7/2024. Với mục tiêu hỗ trợ thanh thiếu niên từ 10 - 18 tuổi, đặc biệt trẻ em gái trong nhóm dễ tổn thương sử dụng internet và mạng xã hội một cách an toàn, được bảo vệ khỏi các hình thức xâm hại trên môi trường mạng. Dự kiến sau 3 năm triển khai, dự án sẽ hỗ trợ tăng cường trên tất cả kỹ năng bảo vệ bản thân khỏi các hình thức bắt nạt, bảo vệ giới trên môi trường mạng cho khoảng 9000 trẻ em, thanh thiếu niên độ tuổi từ 10 - 18 tuổi đặc biệt trẻ em gái trong nhóm dễ tổn thương và cha mẹ - người chăm sóc trẻ, thầy cô giáo, cán bộ bảo vệ chăm sóc trẻ em các cấp và người dân tại cộng đồng sử dụng mạng xã hội".
Cục trưởng Cục Trẻ em, ông Đặng Hoa Nam nhấn mạnh định hướng truyền thông về thực hiện quyền trẻ em năm 2022 với những vấn đề về nhận thức; những vấn đề về kiến thức, kỹ năng, chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em và cách truyền thông hiệu quả.
Liên quan đến vấn đề về nhận thức, ông Đặng Hoa Nam chia sẻ: “Về vị trí, tầm quan trọng của việc bảo đảm thực hiện quyền trẻ em không chỉ là trách nhiệm chính quyền địa phương mà còn là trách nhiệm của gia đình và toàn xã hội. Nguyên tắc đảm bảo thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em cần có sự kết hợp toàn diện từ y tế, giáo dục... Bao gồm bảo đảm để trẻ em thực hiện đầy đủ quyền và bổn phận, không phân biệt đối xử. Bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em trong mọi quyết định, có sự tôn trọng, lắng nghe, xem xét, phản hồi ý kiến, nguyện vọng của trẻ em. Đặc biệt cần bảo đảm lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, ngành và địa phương”.
Tiếp đó, đại diện cơ quan truyền thông, nhà báo Hoàng Anh Tú chia sẻ: "An toàn trên không gian mạng đối với trẻ em đang là vấn đề bức bối của xã hội, đặc biệt là bối cảnh sau đại dịch trong 2 năm trở lại đây, trẻ em được sử dụng mạng không giới hạn, khó kiểm soát hơn trước. Một số vấn đề xã hội mà dư luận có xu hướng chạy theo “vụ việc” nhưng đôi khi lại quên mất ảnh hưởng nghiêm trọng của tác động đối với chính cảm xúc con người. Đây là lúc báo chí cần lên tiếng đem đến những "thông điệp" có sức lan tỏa mạnh mẽ với mục đích định hướng xã hội..."
Trong thời gian diễn ra hội thảo, nhiều đóng góp của các chuyên gia, nhà báo cùng các đại biểu đã được BTC ghi nhận và có những định hướng trong Tháng hành động vì trẻ em và bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng trong... cụ thể là:
- Tăng cường vai trò của gia đình, cha mẹ và trường học trong việc huấn luyện, giám sát, hướng dẫn trẻ em sử dụng mạng an toàn, biết cách nên và không nên khi sử dụng các tiện ích, ứng dụng trên mạng cũng như cách nhận biết các thông tin, video clip độc hại, không phù hợp, cách kiểm soát thông tin cá nhân; đồng thời cha mẹ cũng là những người “gác cổng”, áp dụng các biện pháp để chủ động bảo vệ trẻ em.
- Tăng cường xây dựng các ứng dụng, trò chơi lành mạnh, thu hút sự tham gia của trẻ em tìm hiểu những kiến thức, kỹ năng bổ ích trên môi trường mạng.
- Hoàn thiện, bổ sung quy định pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
- Phối hợp với bộ, ngành liên quan xây dựng: (i) cơ chế giữa doanh nghiệp và nhà nước để khuyến khích việc xây dựng các ứng dụng, phần mềm hay các nền tảng, trò chơi trực tuyến là sân chơi bổ ích cho trẻ em, kích thích trẻ em tương tác lành mạnh sáng tạo trên không gian mạng; (ii) những công cụ để lọc tự động, báo cáo phát hiện về xâm hại trẻ em trên môi trường mạng giúp nhanh chóng phát hiện hành vi xâm hại và tăng cường khả năng phòng ngừa; (iii) từng bước triển khai thực hiện tất cả các nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp theo Quyết định số 830/QĐ-TTg./.
Kiều-Hoàng
Từ khóa:
-
Lâm Đồng: Tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức trong phòng, chống mại dâm
27-12-2024 11:00 06
-
Sự thật về thuốc giảm cân
27-12-2024 09:56 58
-
Bắc Giang: Hiệu quả trong ngăn chặn nạn mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán
27-12-2024 09:26 17
-
Quét mã QR trên Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia để ủng hộ người khuyết tật, trẻ mồ côi
26-12-2024 08:52 29
-
Nam Định: Đổi mới công tác bảo hiểm xã hội, góp phần bảo vệ quyền lợi của người lao động
19-12-2024 07:50 44
-
Kết quả thực hiện công tác phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán ở Long An
25-12-2024 16:52 58