Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tập huấn nghiệp vụ an toàn, vệ sinh lao động
(LĐXH)- Ngày 24/5, tại Hà Nội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã tổ chức lễ khai mạc khóa tập huấn nghiệp vụ an toàn, vệ sinh lao động và triển khai các hoạt động huấn luyện, truyền thông.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Lê Tấn Dũng cho biết, triển khai Luật đầu tư công, ngày 28/8/2015 Ủy ban thường vụ Quốc hội có Nghị quyết số 1023/NQ-UBTVQH13 ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020, quy định 21 Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020, trong đó có “Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động”.
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Tấn Dũng phát biểu chỉ đạo
Tiếp đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26-8-2016 phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020. Như vậy, một phần các nội dung của công tác ATVSLĐ đã có tại Dự án 3 “Tăng cường an toàn lao động, vệ sinh lao động” thuộc Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp – Việc làm và An toàn lao động.
Dự án 3 được thực hiện bằng vốn đầu tư công (dự kiến 320 tỷ đồng cho giai đoạn 2016-2020). Mục tiêu là trung bình hằng năm giảm 5% tần suất tai nạn lao động chết người trong một số ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động (khai khoáng, xây dựng, sản xuất kim loại và sản xuất hóa chất). Cùng với đó là hỗ trợ thí điểm 600 doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng hiệu quả hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động, từng bước đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn, vệ sinh lao động, bước đầu hình thành văn hóa an toàn lao động...
Cục trưởng Cục An toàn lao động Hà Tất Thắng phát biểu tại khóa tập huấn
Đồng thời trung bình hàng năm hỗ trợ huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho 800 người làm công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động cấp quận, huyện và trong các ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, 15.000 người làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, 20.000 người làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, 10.000 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, 2.000 người làm công tác y tế lao động và 1.000 an toàn, vệ sinh viên tại các doanh nghiệp cơ sở sản xuất kinh doanh. Trung bình hàng năm, hỗ trợ phổ biến thông tin phù hợp về ATVSLĐ đến 50 làng nghề, 200 hợp tác xã có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Thứ trưởng Lê Tấn Dũng cũng cho biết, ngày 3-4-2018, Bộ LĐ-TB&XH ban hành công văn số 1275/LĐTBXH-ATLĐ hướng dẫn triển khai dự án 3, Chương trình mục tiêu này, đây là khóa tập huấn đầu tiên hướng dẫn triển khai Chương trình. Thứ trưởng Lê Tấn Dũng đề nghị các địa phương tập trung trao đổi kinh nghiệm để tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được từ Chương trình quốc gia giai đoạn 2011-2015, đồng thời thảo luận những vấn đề khó khăn, vướng mắc để đề xuất những giải pháp, lựa chọn các hoạt động thiết thực nhất nhưng vẫn bám sát mục tiêu của Chương trình nhằm sử dụng hiệu quả kinh phí, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu của Chương trình. Cùng với đó, các địa phương sử dụng đúng các chế độ tài chính theo quy định của Nhà nước; đẩy nhanh việc phê duyệt kế hoạch, cấp kinh phí; thực hiện hết các nội dung của Chương trình./.
PV
Từ khóa:
-
Huyện Đồng Hỷ: Quan tâm giải quyết việc làm bền vững cho người lao động
26-11-2024 14:41 12
-
Thái Nguyên: Phát triển thị trường lao động, hỗ trợ tìm kiếm việc làm
26-11-2024 14:41 07
-
Huyện Phú Lương: Đẩy mạnh tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động nghèo
26-11-2024 14:41 03
-
Cơ hội việc làm cho người khuyết tật
22-11-2024 18:20 44
-
Cà Mau: Thực hiện hiệu quả công tác chi trả trợ cấp thất nghiệp
12-11-2024 16:08 19
-
Tập đoàn MetLife ghi tên trong Top 25 Nơi làm việc tốt nhất Thế giới năm 2024
22-11-2024 14:08 51