Đồng thời, thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết số 116/NQ-CP cho 68.300 lao động, với tổng số tiền trên 118,516 tỷ đồng. Ngoài ra, tỉnh còn tiếp nhận 2.862.330 kg gạo, thực hiện hỗ trợ 190.821 người có hoàn cảnh khó khăn và bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, Sở đã phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã vận động các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân cùng chia sẻ, tham gia đóng góp vào quỹ phòng, chống dịch, đã hỗ trợ gần 36,4 tỷ đồng tiền mặt (gồm hỗ trợ lực lượng phòng, chống dịch, người dân trong tỉnh, đồng hương Cà Mau ngoài tỉnh và hỗ trợ tỉnh khác), vật chất hỗ trợ quy ra tiền hơn 25,4 tỷ đồng. Phối hợp với các tổ chức đón 595 công dân có hoàn cảnh khó khăn tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai và một số tỉnh, trở về địa phương an toàn.
Nhiều chính sách hỗ trợ NLĐ kịp thời
Về lĩnh vực lao động, việc làm được tỉnh triển khai và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Ngay trong những tháng đầu năm 2021, Sở đã chủ động ban hành và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo điều hành, đồng thời phối hợp các đơn vị có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn chính sách việc làm, học nghề... Đồng thời, tiếp tục phát huy hiệu quả Trung tâm Dịch vụ việc làm với các hoạt động tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm, Phối hợp Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc tổ chức Phiên giao dịch việc làm cho trên 300 sinh viên đang theo học tại trường; Phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Ngọc Hiển; huyện Trần Văn Thời, Tập đoàn ICO Chi nhánh Cà Mau, Công ty TNHH Nhật Huy Khang, Công ty Haindeco Sài Gòn thực hiện tư vấn việc làm tại các xã, thị trấn trên địa bàn 02 huyện (nêu trên), với trên 600 lao động tham gia. Ngoà ra, ngành còn phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự thực hiện tư vấn việc làm trong nước và ngoài nước cho Bộ đội xuất ngũ tại 09 huyện, thành phố trên địa bàn, kết quả đã tư vấn cho trên 500 lượt quân nhân và phát hành trên 500 tờ rơi; ký kết hợp đồng đặt hàng đào tạo nghề may và cung ứng lao động với Cty TNHH ECCO VN, tham mưu tỉnh ký kết thỏa thuận hợp tác và cung ứng lao động sang làm việc thời vụ tại Hàn Quốc đã góp phần giải quyết việc làm 27.200 người trong năm 2021.
Song song đó, Sở đã chủ động tiến hành thống kê, cập nhật cụ thể, chi tiết thông tin của từng lao động và nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng sau khi về quê tránh dịch, với tổng số 54.892 người (trong đó, số lao động qua đào tạo từ sơ cấp nghề trở lên chiếm 54%). Hiện nay, lao động tự tìm được việc làm là 13.006 người; Lao động cần phải giải quyết việc làm 41.886 người, gồm: lao động có nhu cầu tìm việc 21.006 người; số lao động cần thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi để hỗ trợ tạo việc làm là 7.946 người (có nhu cầu vay vốn khoảng 5.000 người); số cần hỗ trợ đưa lao động quay lại nơi làm việc và tìm việc ngoài tỉnh 12.934 người (hiện còn 21.006 người lao động chưa xác định được nhu cầu tìm việc làm do còn ảnh hưởng về tâm lý sau dịch).
Ông Nguyễn Quốc Thanh - Giám đốc Sở LĐ - TBXH tỉnh Cà Mau trao tiền hỗ trợ cho người dân địa phương gặp khó khăn do dịch bệnh Covid - 19
Cùng với đó, Sở đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 164/KH-UBND ngày 03/12/2021 về kết nối, phục hồi thị trường lao động và hỗ trợ lao động tìm kiếm việc làm do ảnh hưởng dịch Covid-19 với các giải pháp đồng bộ như: Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng, xây dựng website việc làm kịp thời cung cấp thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, ngoài nước cho người lao động. Đồng thời, phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Cà Mau hỗ trợ các doanh nghiệp xác định, tổng hợp nhu cầu tuyển dụng để cung ứng lao động tại chỗ tại địa phương, kịp thời, qua đó đã có 27 doanh nghiệp đăng ký tuyển dụng, với nhu cầu cần tuyển 5.145 lao động làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Hiện Sở đã cập nhật 653 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động trên địa bàn tỉnh, số lượng cần tuyển là 66.235 người. Trong đó, có 27 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, với nhu cầu tuyển dụng 5.145 người và 626 doanh nghiệp ngoài tỉnh cầu tuyển 61.090 người, tại các tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Vĩnh Long, Cần Thơ và TP. Hồ Chí Minh. Đặc biệt, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cần tuyển 9.147 người.
Song song đó, Sở còn phối hợp với Tỉnh đoàn, Sở Y tế, các ngành chức năng hỗ trợ, ưu tiên tiêm vaccine cho người lao động, chi phí đi lại tham gia thị trường lao động, đến nơi làm việc theo yêu cầu, đảm bảo an toàn. Sở phối hợp với các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương để nắm bắt thông tin, ký hợp tác triển khai thực hiện các chính sách đối với lao động tỉnh Cà Mau khi quay lại các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương làm việc. Đối với số lao động cần thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi để hỗ trợ tạo việc làm là 7.946 người, trong đó nhu cầu vay vốn dự kiến khoảng 5.000 người.
Về công tác Giáo dục nghề nghiệp (GDNN), ngay từ đầu năm Sở trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đào tạo nghề năm 2021, đồng thời Sở cũng đã phân bổ nguồn kinh phí đào tạo nghề lao động năm 2021 với tổng kinh phí địa phương cấp là 09 tỷ đồng, trong đó đào tạo nghề cho thanh niên 02 tỷ đồng. Phối hợp Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ đội biên phòng tổ chức truyền thông lao động việc làm, dạy nghề và xuất khẩu lao động cho Bộ đội xuất ngũ nhân ngày lễ ra quân tại huyện Trần Văn Thời, Thới Bình cho trên 400 quân nhân; Phối hợp VCCI Cần Thơ tổ chức Hội nghị hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng lao động, giới thiệu việc làm, hỗ trợ đào tạo lao động, sau khi xã hội trở lại trạng thái bình thường mới. Kết quả, toàn tỉnh đã tuyển sinh, đào tạo nghề: 15.807/28.000 người, đạt 56,45% kế hoạch. Tỷ lệ lao động qua đào tạo 51%/52% kế hoạch, trong đó có bằng ấp, chứng chỉ 25,051/25,3%.
Cùng với đó, Công tác chăm lo người có công với cách mạng được ngành quan tâm và thực hiện chu đáo. Hiện tại Sở đang quản lý 110.851 người, số người có công đang hưởng chính sách trợ cấp ưu đãi thường xuyên hàng tháng trên 18 ngàn người, tổng số tiền trên 30 tỷ đồng/tháng. Đặc biệt, trong tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Sở đã tham mưu tỉnh chi trả qua hệ thống Bưu điện và tổ chức chi gộp 02 tháng trợ cấp/1 lần; thực hiện ra quyết định điều dưỡng tại gia định cho 7.947 đối tượng, với tổng kinh phí 8,821 tỷ đồng. Công tác vận động “Quỹ đền ơn đáp nghĩa” và hỗ trợ nhà ở cho người có công gặp khó khăn về nhà ở được duy trì, trong năm toàn tỉnh đã vận động “Quỹ đền ơn đáp nghĩa” 12,060 tỷ đồng/9,5 tỷ đồng, đạt 127% so với kế hoạch, qua đó các địa phương tổ chức hỗ trợ nhà ở cho người có công gặp khó khăn 250 căn, với tổng kinh phí trên 8,4 tỷ đồng. Hiện nay toàn tỉnh không còn hộ gia đình người có công thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, đồng thời 101/101 xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh được công nhận làm tốt công tác thương binh – liệt sĩ và người có công.
Bên cạnh đó, ngành còn triển khai thực hiện tốt các hoạt động thăm viếng, tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán và các ngày lễ lớn. Trong đó, nhân dịp tết Nguyên đán có 57.513 lượt người, tổng số tiền trên 15,6 tỷ đồng, kỷ niệm 74 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2021) với tổng số người thụ hưởng 22.993 người, tổng số tiền trên 07 tỷ đồng.
Trao tiền hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do dịch bệnh Covid -19 tại Uỷ ban nhân dân Thị trần Trần Văn Thời
Về công tác giảm nghèo, trong năm ngành LĐ-TB&XH tỉnh đã thực hiện đồng bộ các chính sách hỗ trợ như: y tế, giáo dục, nhà ở, tín dụng ưu đãi, khuyến nông và khuyến lâm, hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng mô hình giảm nghèo, trợ giúp pháp lý… cho các hộ nghèo, cận nghèo. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến và nhân rộng các mô hình, cách làm của các địa phương trong công tác giảm nghèo, hộ gia đình trong việc phát triển kinh tế; phối hợp các đơn vị có liên quan như Ngân hàng chính sách xã hội đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ vốn để giúp các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn phát triển sản xuất, kinh doanh vươn lên ổn định cuộc sống. Qua rà soát hộ nghèo năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng giai đoạn 2016-2020 (Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg) còn 1,23% (trừ hộ nghèo thuộc diện bảo trợ xã hội), mức giảm tỷ lệ hộ nghèo 0,33%, vượt chỉ tiêu so với kế hoạch. Công tác chăm sóc sức khỏe cho người nghèo được quan tâm và thực hiện tốt, hàng năm tất cả người nghèo, người cận nghèo, người ở khu vực đặc biệt khó khăn đều được cấp thẻ BHYT.
Theo đánh giá, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế, như: Tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp, giãn cách xã hội kéo dài nên hầu hết các hoạt động tuyên truyền, tập huấn...nhất là các hoạt động phát triển thị trường lao động như tư vấn, giới thiệu việc làm, phân luồng học sinh đều tạm hoãn, cơ hội tìm việc của lao động bị hạn chế. Bên cạnh nhiều doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động dẫn đến lao động bị ngừng việc, mất việc tăng cao, đời sống, sinh kế của người dân bị ảnh hưởng, mất thu nhập dẫn đến nhiều người rơi vào hoàn cảnh khó khăn, khả năng tái nghèo, nghèo phát sinh cao. Công tác đào tạo nghề cũng gặp nhiều khó khăn do đặc thù công tác đào tạo nghề lao động tập trung thực hành nên không thực hiện được hình thức đào tạo trực tuyến. Từ đó có 2/3 chỉ tiêu tỉnh giao không đạt so với kế hoạch đầu năm gồm: giải quyết việc làm đạt 69,2% kế hoạch; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 98% kế hoạch (51/52%); trong đó có văn bằng, chứng chỉ đạt 99% kế hoạch (25,05/25,5%); có 5/17 chỉ tiêu ngành chưa đạt theo Kế hoạch.
Đẩy mạnh các giải pháp kết nối thị trường lao động
Phát huy kết quả đạt được trong năm 2021, năm 2022 ngành LĐ-TB&XH tỉnh Cà Mau sẽ tiếp tục duy trì, phát huy những thành quả đạt được. Đồng thời, tiếp tục tập trung các giải pháp kết nối, phục hồi thị trường lao động và hỗ trợ lao động tìm kiếm việc làm sau đại dịch Covid-19. Tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động và nhu cầu việc làm. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội; tiếp tục cải thiện, nâng cao đời sống người có công, người nghèo, đối tượng yếu thế trong xã hội; nâng cao nhận thức của người dân trong công tác phòng chống tai nạn, thương tích, xâm hại trẻ em, phòng chống tệ nạn xã hội, bình đẳng giới,... hướng tới đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bao trùm bền vững, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ phục hồi, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội sau đại dịch Covid-19.
Để thực hiện đạt mục tiêu tiêu trên, Sở đề ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm để phấn đấu thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội thuộc lĩnh vực lao động, người có công và Xã hội. Trong đó, tập trung tốt các nhiệm vụ đào tạo nghề giải quyết việc làm trong tỉnh và đưa lao động đi làm việc ở ngoài nước, phấn đấu trong năm 2022 giải quyết việc làm 39.700 lao động. Ngành tiếp tục đẩy mạnh liên kết đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước; mở rộng thực hiện đào tạo theo cơ chế đặt hàng hoặc hợp đồng giữa doanh nghiệp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp để đảm bảo lao động sau khi được đào tạo có việc làm đúng với chuyên môn. Trên cơ sở đó, phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 53%, trong đó có văn bằng chứng chỉ 25,6%. Đồng thời, tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chính sách đối với người có công với cách mạnh và các đối tượng bảo trợ xã hội. Quan tâm thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững; đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Cụ thể, phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) giảm tối thiểu 0,5%; Bảo đảm 100% người nghèo, người cận nghèo được hỗ trợ Bảo hiểm y tế,.... Tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra cải cách hành chính về công tác cải cách hành chính, tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính đảm bảo đúng thời gian quy định. Đồng thời, đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giải quyết công việc của cơ quan, đơn vị.
Nguyễn Quốc Thanh
Giám đốc Sở LĐ – TBXH tỉnh Cà Mau
-
Kiên quyết không để đối tượng xấu lừa đảo đưa lao động sang Úc làm việc bất hợp pháp
26-12-2024 16:48 16
-
Dấu ấn trong phái cử lao động đi làm việc tại Hàn Quốc
17-12-2024 15:35 11
-
Tăng cường kết nối cung – cầu lao động trên địa bàn tỉnh Nam Định
17-12-2024 14:53 52
-
Thành phố Bắc Kạn: Đẩy mạnh thu thập thông tin thị trường lao động
20-12-2024 11:22 43
-
Trung tâm Dịch vụ việc làm Yên Bái tăng cường kết nối cung – cầu lao động
26-12-2024 11:12 36
-
Nam Định: Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả
16-10-2024 10:52 50