Cơ sở tạm lánh - nơi trợ giúp trẻ em bị bỏ rơi, nạn nhân bạo lực gia đình
Cơ sở tạm lánh tạm thời phục vụ người dân tạm thời bị mất nhà cửa do thảm họa, thiên tai hoặc phải tạm thời rời nhà đến nơi tạm lánh để bảo đảm an toàn.
Đây là nội dung đang được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất tại dự thảo Thông tư hướng dẫn hoạt động của mô hình cơ sở tạm lánh.
Theo dự thảo, đối tượng phục vụ của cơ sở tạm lánh hoạt động thường xuyên là đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp gồm: Trẻ em bị bỏ rơi; nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động; trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội và các đối tượng khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Dự thảo cũng quy định, tại cơ sở tạm lánh tạm thời, đối tượng phục vụ là người dân tạm thời bị mất nhà cửa do thảm họa, thiên tai hoặc phải tạm thời rời nhà đến nơi tạm lánh để bảo đảm an toàn.
Cơ sở tạm lánh có nhiệm vụ như: Chuẩn bị vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm cho hoạt động phòng, chống thiên tai và thảm họa; cấp phát lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nước sạch và nhu yếu phẩm thiết yếu; kết nối với các cơ sở y tế để tổ chức chăm sóc y tế cho người dân tạm lánh; thực hiện vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh; sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không bảo đảm an toàn; tập trung triển khai biện pháp bảo đảm an toàn cho người dân, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương trong tình huống thiên tai khẩn cấp; thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương; giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm…
Thời gian tiếp nhận, chăm sóc đối tượng tại cơ sở tạm lánh thực hiện theo quy định của pháp luật nhưng tối đa không quá 3 tháng, trường hợp kéo dài quá 3 tháng phải do cơ quan quản lý cấp trên xem xét, quyết định.
Tiêu chuẩn chăm sóc tại cơ sở tạm lánh gồm: Cung cấp thực phẩm, nước uống sạch và bảo đảm vệ sinh tắm, giặt hàng ngày cho đối tượng; cung cấp đồ dùng vệ sinh cá nhân; cung cấp đồ dùng phục vụ việc ngủ, chiếu, gối, chăn, màn; có nội quy riêng của cơ sở quy định dọn dẹp vệ sinh và vệ sinh cá nhân; có tường rào và đèn chiếu sáng; nhà vệ sinh, nhà tắm phù hợp với các nhóm đối tượng; sắp xếp việc ngủ, nghỉ cho đối tượng phù hợp với độ tuổi và giới tính.
Cơ sở tạm lánh có cán bộ y tế, trang thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp, tủ thuốc bảo đảm sơ cấp cứu khi cần thiết hoặc liên hệ với các cơ sở y tế để chăm sóc sức khỏe ban đầu, sơ cứu cho người dân tại cơ sở tạm lánh./.
PV
Từ khóa:
-
Hơn 10.000 người tại Ninh Thuận và Cà Mau được tiếp cận nước sạch
20-02-2025 15:47 07 -
TPHCM thành lập mô hình một cửa tiếp nhận và cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại
20-02-2025 15:42 00 -
Tiền Giang: Chung tay chăm lo cho người có công với cách mạng
12-02-2025 11:10 25
-
Chương trình Giao lưu nghệ thuật "Ươm mầm ước mơ" dự kiến được truyền hình trực tiếp ngày 30/5/2025 tại Nhà hát Lớn Hà Nội
17-02-2025 18:55 42 -
Vi phạm giao thông ở Hà Nội giảm gần 50% sau 45 ngày thực hiện Nghị định 168
17-02-2025 17:23 02 -
Thái Nguyên: Ô tô lao thẳng vào nhà dân, cuốn người đàn ông dưới gầm xe
17-02-2025 17:22 51