Còn nhiều bất cập trong xử lý vi phạm hành chính về an toàn vệ sinh lao động
(LĐXH) - Ngày 27/2, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) phối hợp với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tổ chức hội thảo tổng kết tình hình thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động theo quy định tại định tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP và Nghị định số 88/2015/NĐ-CP.
Tham dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ LĐTBXH - Doãn Mậu Diệp; Ông Chang - Hee - Lee - Giám đốc văn phòng ILO Việt Nam; Đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Đại diện lãnh đạo Cục An toàn lao động, Vụ Pháp chế, các sở LĐTBXH cùng một số doanh nghiệp trong cả nước.
Ngày 22/8/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong 3 lĩnh vực: lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (vấn đề xử phạt vi phạm hành chính về ATVSLĐ vẫn là một phần của nội dung xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động). Năm 2014, 2015 với sự ra đời và hoàn thiện của pháp luật về Công đoàn (Luật Công đoàn 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành), pháp luật về lao động (các văn bản hướng dẫn Bộ luật lao động năm 2012 tương đối đầy đủ). Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc bổ sung các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công đoàn vào Nghị định số 95/2013/NĐ-CP, ngày 7/10/2015 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 88/2015/NĐ-CP và các hành vi vi phạm hành chính về an toàn, vệ sinh lao động cũng được sửa đổi (sửa đổi, bổ sung Điều 17 của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP) để đảm bảo phù hợp với thực tiễn.
Sau 03 năm thi hành Nghị định số 95 và Nghị định số 88, thông qua công tác thanh, kiểm tra cho thấy vẫn còn có nhiều doanh nghiệp vi phạm pháp luật về ATVSLĐ. Tuy nhiên, trong quá trình xử lý, cơ quan, người có thẩm quyền luôn chú trọng đến công tác tuyên truyền, nhắc nhở, giáo dục các đối tượng vi phạm, để họ hiểu và tự giác chấp hành các quy định của pháp luật, vì vậy đến nay chưa có Quyết định xử lý vi phạm hành chính nào bị đối tượng khiếu nại. Trong 3 năm từ 2013-2016, tại 23 tỉnh, thành trong cả nước, các cấp có thẩm quyền đã ra 1.334 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động tại các tỉnh, thành phố (trong đó có ATVSLĐ) với số tiền phạt gần 24 tỷ đồng.
Phát biểu tại hội nghị Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho biết, nhìn chung Nghị định 95 và Nghị định 88 được ban hành đã tạo hành lang pháp lý tương đối đầy đủ cho việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATVSLĐ. Các hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, biện pháp xử phạt bổ sung và thẩm quyền xử phạt cũng rõ ràng, chi tiết, dễ áp dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho người có thẩm quyền thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.
Tuy nhiên, việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATVSLĐ theo các nghị định trên vẫn còn một số khó khăn như: Một số hành vi vi phạm có mức xử phạt còn thấp, không đủ tính răn đe và không tương xứng với mức độ vi phạm; Thẩm quyền xử phạt của Chánh thanh tra Sở thấp, thời hạn kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính đến ngày ra quyết định xử phạt ngắn dẫn đến khó khăn cho đối tượng vi phạm khắc phục và thực hiện việc giải trình; Vẫn còn đối tượng vi phạm chưa chấp hành đúng thời hạn nộp phạt; Thanh tra Sở vẫn phải tiến hành kiểm tra, đôn đốc và nhắc nhở thì đối tượng mới thực hiện nộp phạt; một số đơn vị sau khi nhận được văn bản nhắc nhở việc nộp phạt nhưng vẫn không chấp hành theo quy định do cố tình chây ì không chấp hành hoặc có một số trường hợp do khó khăn về tài chính... Vì vậy cần phải cần tiến hành tổng kết, đánh giá tình hình xử lý vi phạm hành chính về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP và Nghị định số 88/2015/NĐ-CP để giải quyết những vướng mắc, bất cập trong thực tế thi hành, góp phần hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính về an toàn, vệ sinh lao động.
đảm bảo ATVSLĐ thay vì xử phạt.
Ông Chang - Hee - lee, Giám đốc văn phòng ILO Việt Nam cho rằng bên cạnh việc xử phạt vi phạm hành chính về ATVSLĐ, Việt Nam cũng cần tìm ra những hình thức để khuyến khích các doanh nghiệp đảm bảo an toàn như: Tập huấn về ATVSLĐ cho người sử dụng lao động và người lao động; tổ chức các chiến dịch thanh tra lao động để phát hiện những tồn tại, qua đó kiển nghị doanh nghiệp cải thiện điều kiện làm việc...
Tại hội nghị, các đại biểu cũng đã chỉ ra các bất cập trong việc xử lý các vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATVSLĐ như: khó xử phạt đối với các doanh nghiệp không xây dựng kế hoạch thực hiện công tác ATVSLĐ hoặc có xây dựng kế hoạch nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ; Không tổ chức khám sức khỏe cho người lao động; tổ chức khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp nhưng không đủ nội dung; đối với người làm việc không theo hợp đồng lao động; người lao động nhận công việc về nhà làm... Qua đó cũng đưa ra các kiến nghị để sửa đổi, bổ sung Nghị định 95 và Nghị định 88 cho phù hợp với tình hình thực tiễn./.
pháp luật xử lý vi phạm hành chính về ATVSLĐ.
Nguyễn Hiền
Từ khóa:
-
Huyện Đồng Hỷ: Quan tâm giải quyết việc làm bền vững cho người lao động
26-11-2024 14:41 12
-
Thái Nguyên: Phát triển thị trường lao động, hỗ trợ tìm kiếm việc làm
26-11-2024 14:41 07
-
Huyện Phú Lương: Đẩy mạnh tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động nghèo
26-11-2024 14:41 03
-
Cơ hội việc làm cho người khuyết tật
22-11-2024 18:20 44
-
Cà Mau: Thực hiện hiệu quả công tác chi trả trợ cấp thất nghiệp
12-11-2024 16:08 19
-
Tập đoàn MetLife ghi tên trong Top 25 Nơi làm việc tốt nhất Thế giới năm 2024
22-11-2024 14:08 51