Công nghệ tiệt trùng - Tương lai ngành sữa Việt Nam trước xu thế mới
(LĐXH) Chiều ngày 31/5, tại Hà Nội, trong khuôn khổ “Triển lãm Quốc tế ngành Sữa và sản phẩm Sữa - VIETNAM DAIRY 2017”, Vụ Công nghiệp nhẹ - Bộ Công thương và Hiệp Hội sữa Việt Nam chủ trì cùng các đơn vị: Tetra Pak, DeLaval phối hợp tổ chức Hội thảo “Công nghệ tiệt trùng - Tương lai ngành sữa Việt Nam trước xu thế mới”.
Hội thảo tập trung vào các nội dung: Ngành sữa Việt Nam: Cơ hội và Thách thức; Phát triển trang trại chăn nuôi bò sữa bền vững; Công nghệ chế biến và đóng gói tiệt trùng Tetra Pak trong sản xuất thực phẩm; Xu hướng tiêu dùng của thế hệ trẻ - hướng đi mới cho các nhà sản xuất; Tetra Pak và định hướng phát triển bền vững…
Hội thảo với tham dự của Lãnh đạo và chuyên viên chi cục ATVSTP, Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh: Hòa Bình , Nam Định, Hà Nam, Hà Nội; Sơn La, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình; Ban chấp hành và Hội viên Hiệp hội Sữa việt Nam, BCH và Hội viên Hội Khoa học kỹ thuật ATTP Việt Nam; sự tham dự của các nghiên cứu viên, giảng viên, sinh viên khoa Công nghệ thực phẩm Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội; Học viện nông nghiệp Việt Nam; Các doanh nghiệp sản xuất sữa và đồ uống tại Việt Nam và đông đảo người dân Hà Nội.
Tại Hội thảo, Tetra Pak, Tập đoàn hàng đầu thế giới về cung cấp các giải pháp chế biến và đóng gói thực phẩm cho biết, thị trường sữa Việt Nam đang ở “thời kỳ vàng”, và vẫn đang tiếp tục mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp trong ngành.
"Ngành công nghiệp này đang trên đà tăng trưởng và tôi thấy còn nhiều tiềm năng to lớn trong một số lĩnh vực mà tất cả chúng ta đều có thể khám phá", ông Robert Graves, Tổng Giám đốc Công ty Tetra Pak Việt Nam chia sẻ với báo chí tại Triển lãm Quốc tế ngành Sữa tại Việt Nam. "Chúng ta có thể đẩy mạnh tăng trưởng thông qua việc tăng cường thâm nhập thị trường mới, đổi mới sản phẩm, bao bì, nắm bắt các xu hướng tiêu dùng và chú trọng vào hoạt động kinh doanh thân thiện với môi trường".
Đầu tiên, dự báo cho thấy mức độ tiêu thụ sữa tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng từ 15 lít trên đầu người năm 2010 lên 28 lít vào năm 2020. Mặc dù vậy, mức tiêu thụ này vẫn còn thấp so với các nước đang phát triển khác.
Hiện tại, người tiêu dùng Việt Nam ở khu vực nông thôn đã bắt đầu được tiếp cận với sản phẩm sữa an toàn nhờ vào công nghệ tiệt trùng của Tetra Pak. Công nghệ này cho phép các sản phẩm sữa được phân phối tới những nơi xa xôi một cách an toàn với chi phí thấp vì không đòi hỏi điều kiện bảo quản lạnh.
Thêm vào đó, những người sinh những năm cuối 1980 tới đầu 2000 là thế hệ đầu tiên ở Việt Nam được tiếp cận thường xuyên với sản phẩm sữa. Nhưng khi bước vào giai đoạn trưởng thành, họ bắt đầu tìm kiếm những sản phẩm phù hợp hơn với lối sống năng động của mình. Họ có xu hướng tiêu thụ những sản phẩm đóng gói có lợi cho sức khoẻ, có thiết kế độc đáo, tiện dụng khi di chuyển và thân thiện với môi trường.
Theo thống kê, thế hệ trẻ từ 16 đến 30 tuổi chiếm gần 1/3 dân số. Đây là cơ hội lớn cho các nhà sản xuất trong nước thúc đẩy sự cải tiến, đổi mới về công nghệ, sản phẩm và bao bì để tạo ra những đột phá, ví dụ như đưa những loại đồ uống mới như sữa chua uống, sữa ép từ hạt đóng trong những loại hộp giấy hiện đại.
Ngoài ra, chất lượng và an toàn thực phẩm hiện nay là yếu tố quan trọng hơn bao giờ hết. Xu hướng hiện nay là các nhà sản xuất đang phải kiểm soát chất lượng chặt chẽ hơn, thông qua việc cung cấp thông tin nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Cuộc cách mạng kỹ thuật số cũng đang diễn ra mạnh mẽ, len lỏi tới mọi lĩnh vực khác nhau của hoạt động sản xuất, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và nâng cao kiểm soát chất lượng, ông Robert cho biết.
Tập đoàn Tetra Pak hiện là tập đoàn tiên phong trong việc đưa ra các dịch vụ mới dựa trên nền tảng kỹ thuật số cho khách hàng, tập trung vào khả năng dự đoán lỗi có thể xảy ra của máy móc của khách hàng, giảm thời gian xử lý, và giúp các nhà sản xuất tiếp cận tới các kiến thức của Tetra Pak một cách trực tiếp và nhanh chóng. Tập đoàn hiện đang ứng dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường - Microsoft HoloLens - để giảm thời gian máy móc ngưng hoạt động do trục trặc và giúp các nhà sản xuất ngăn ngừa những rủi ro về an toàn thực phẩm và chất lượng trong sản xuất.
Cuối cùng, có một xu hướng nữa là các nhà sản xuất hiện đang chú trọng đến việc cải thiện yếu tố môi trường và bền vững trong sản xuất. Từ những việc như tối ưu hóa tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng, tới sử dụng các vật liệu bao bì có thể tái chế được.
Thảo Lan
Từ khóa:
-
Laptop màn hình cuộn của Lenovo có giá gần 90 triệu đồng
10-01-2025 19:54 05
-
Toyota Wigo phiên bản số sàn ngừng phân phối tại Việt Nam
10-01-2025 19:53 57
-
Vinamilk phục vụ miễn phí sản phẩm cho người dân check-in tại các ga metro Bến Thành – Suối Tiên
10-01-2025 19:53 42
-
NSX 'Anh trai vượt ngàn chông gai' bị phạt thuế
09-01-2025 15:37 21
-
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, vượt 21.000 đồng/lít
09-01-2025 15:36 52
-
Nghệ An tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm
09-01-2025 10:26 51
English Review
Many important results in vocational training in Vietnam
English Review | 07-01-2025 14:13 46