Xã hội
Đắk Lắk đẩy mạnh truyền thông về công tác Bình đẳng giới
02:49 PM 06/08/2020
(LĐXH) - Thời gian qua, công tác tuyên truyền về Bình đẳng giới (BĐG) và Vì sự tiến bộ của phụ nữ (VSTBCPN) tỉnh Đắk Lắk luôn được các ngành, các cấp quan tâm thực hiện và bước đầu thu được kết quả khả quan, đặc biệt là thay đổi nhận thức, hành vi của cán bộ và người dân về lĩnh vực này...
Đắk Lắk thường xuyên tổ chức nhiều Hội nghị, hội thảo về diễn đàn chung tay thực hiện bình đẳng giới trên địa bàn

Theo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk, trong 6 tháng đầu năm 2020 các Sở, ban, ngành của tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức tuyên truyền, tập huấn, nói chuyện chuyên đề với 8 lớp tập huấn, hơn 750 người tham dự (trong đó: 5 lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động… về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; các luật liên quan đến phụ nữ và bình đẳng giới như Luật hôn nhân gia đình, Luật bình đẳng giới …với số người tham gia 350 người; 03 lớp truyên truyên, nói chuyện chuyên đề cho hơn 300 lượt người tham dự. Đồng thời, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng tiếp tục tăng cường quán triệt, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BĐG và Công ước Quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ. Cụ thể, 6 tháng đầu năm các Sở, ban, ngành của tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức tuyên truyền, tập huấn, nói chuyện chuyên đề, lồng ghép trong các buổi sinh hoạt của đơn vị cho hơn 3.000 người; 100% báo cáo viên của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và 81.256 lượt hội viên, phụ nữ được nghe tuyên truyền; phát 14.301 tờ gấp tuyên truyền về BĐG trong lĩnh vực chính trị cho 184 xã, phường, thị trấn và 2.491 thôn, buôn, tổ dân phố.  

Song song đó, Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Đắk Lắk, Ban tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở tư pháp, Sở thông tin truyền thông đã chủ động và thường xuyên phối hợp trong việc chỉ đạo, tổ chức các hoạt động tuyên truyền về Luật BĐG, Luật hôn nhân gia đình, Chiến lược, Chương trình Quốc gia phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới trên các phương tiện thông tin đại chúng qua đó giúp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh nắm bắt được chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về bình đẳng giới... Đồng thời, tiếp tục duy trì các Mô hình: địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh tại cộng đồng ở xã Bình Hòa - huyện Krông Ana với kinh phí 70.000.000đồng; Hỗ trợ Phụ nữ tạo việc làm, khởi sự và phát triển doanh nghiệp năm 2020 ở Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, kinh phí 50.000.000 đồng và thành lập Mô hình Câu lạc bộ nữ doanh nhân ở Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh với kinh phí là 30.000.000đồng. Nhân dịp kỷ niệm ngày quốc tế phụ nữ 8/3 các Sở, ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tọa đàm lồng ghép tuyên truyền các nội dung: Luật bình đẳng giới, Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, Cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không - 3 sạch, xóa đói giảm nghèo, xóa bỏ chênh lệch giới tính, bảo vệ quyền con người... Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, các tổ chức đoàn, đội, hội còn thường xuyên lồng ghép tuyên truyền về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trong thực hiện phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Ngành Giáo dục và Đào tạo đã bố trí kinh phí, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác BĐG và VSTBCPN cấp tỉnh năm 2020,...;

Theo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng đại dịch Covid -19 Sở đã phối hợp với các Sở, ban, ngành của tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ các đối tượng người có công với cách mạng; hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ đang gặp khó khăn do dịch covic-19 cho 442.627 người với tổng số tiền là 360.000 triệu đồng; Ngoài ra, Hội LHPN tỉnh tổ chức Đối thoại “Hỗ trợ phụ nữ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp sau đại dịch Covid-19”, tín chấp nguồn vốn từ các ngân hàng giúp hội viên phụ nữ được tiếp cận nguồn vốn phát triển kinh tế. Các cấp Hội cơ sở đã kêu gọi các mạnh thường quân hỗ trợ vốn khởi nghiệp 2.759.430 triệu đồng, cho 304 chị em để phát triển sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh dịch vụ, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho bản thân, gia đình. - Số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ được vay vốn:  21.333 hộ. Ngoài ra, 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh còn tạo điều kiện để các hộ nghèo do phụ nữ làm chủ và chủ hộ là phụ nữ là người dân tộc thiểu số được vay vốn tín dụng để phát triển kinh tế. Tính đến nay có 21.333 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ được vay vốn/Tổng số người được vay vốn tín dụng 45.072 (đạt  47,33 % với số vốn là  626.468 triệu đồng); Số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ là người dân tộc thiểu số được vay vốn 10.881/Tổng số hộ người dân tộc thiểu số được vay vốn 23.236 đạt 46,82% với số vốn là 305.607 triệu đồng.

Về công tác giải quyết việc làm, ước tính 6 tháng đầu năm 2020, toàn tỉnh đã có khoảng 13.800 người được giới thiệu việc làm. Trong đó, giới thiệu được 430 người đi làm việc theo hợp đồng có thời hạn ở người nước, bằng 96,5% so với cùng kỳ năm 2019 và bằng 45,69% kế hoạch năm. Hệ thống giáo dục nghề nghiệp tỉnh đã tuyển mới: 7.152 học sinh, sinh viên (nữ 2.486 người, dân tộc 1.150 người).  Trong đó, hệ Cao đẳng mới triển khai tuyển sinh nên chưa có kết quả; hệ Trung cấp 78 người, trong đó có 33 nữ và 10 người là dân tộc thiểu số; Sơ cấp: 5.435 người, trogn đó nữ là 2.134 học viên và người 734 người là dân tộc thiểu số; Đào tạo thường xuyên là 1.639 người (Nữ: 319 người, dân tộc thiểu số là 406 người). Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, tính đến đầu năm học 2019-2020: Tỷ lệ biết chữ của cả nam và nữ trong độ tuổi từ 15 đến 35 tuổi là:  761.867/800.187 người (tỷ lệ: 95,2%).

Song song với các hoạt động trên, thời gian qua tỉnh Đắk Lắk tiếp tục củng cố hệ thống y tế chăm sóc sức khoẻ phụ nữ từ tuyến tỉnh đến cơ sở. Trong đó, quan tâm đầu tư nâng cấp cơ sở y tế tuyến huyện, xã, vùng sâu, vùng xa để có đủ năng lực cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ thiết yếu cơ bản cho người dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Tổ chức, tư vấn dinh dưỡng cho các bà mẹ có thai, có con nhỏ thường xuyên tại các cơ sở y tế nhằm cung cấp thêm kiến thức về dinh dưỡng và nuôi con. 'l`uyên truyền tiêm phòng uốn ván đủ liều cho tất cả các thai phụ; cấp phát viên sắt phòng thiếu máu do thiếu sắt thường xuyên cho thai phụ tại tất cả các trạm y tế; thực hiện khám và theo dõi đăng ký quản lý thai sớm tại các huyện, xã trên địa bàn toàn tỉnh.

Đăng Hải

 

 

Từ khóa: