Đảm bảo mọi người dân được hưởng thụ thành quả của tăng trưởng kinh tế
(LĐXH) - Đó là ý kiến phát biểu của đồng chí Đào Ngọc Dung, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động – TBXH tại buổi làm việc với đoàn nghiên cứu khảo sát của Hội đồng Lý luận Trung ương về việc Tổng kết 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước về an sinh xã hội, việc làm vào chiều 6/3.
Đoàn nghiên cứu khảo sát của Hội đồng Lý luận Trung ương do GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương làm trưởng đoàn cùng các thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương. Về phía Bộ Lao động – TBXH có các Thứ trưởng: Doãn Mậu Diệp, Lê Quân, Nguyễn Thị Hà và đại diện các đơn vị thuộc Bộ.
“Những năm qua, dù đất nước có nhiều lúc khó khăn nhưng tình hình an sinh xã hội được đảm bảo, người nghèo không bị bỏ lại phía sau, người có công có mức sống bằng và khá hơn so với mức sống trung bình. Đến cuối năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm còn 5,7%, tỷ lệ hộ nghèo các huyện nghèo giảm bình quân 5%/năm. Trong giai đoạn 2021 - 2026, ngành Lao động – TBXH sẽ ưu tiên thực hiện các chính sách an sinh như giảm nghèo, hướng đến bảo hiểm xã hội toàn dân, hình thành thị trường lao động hướng tới việc làm tốt hơn, thu nhập của người lao động tốt hơn” – Thứ trưởng Lê Quân, cho biết.
Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, tình hình mới, giai đoạn tới, Bộ Lao động - TBXH sẽ phải giải quyết các chính sách lao động việc làm, xã hội… đối diện với nhiều xu hướng lớn tác động đến chính sách của ngành. Đơn cử làn sóng cách mạng công nghệ 4.0 đang được bàn đến rất nhiều, xu hướng về công nghệ sẽ xuất hiện nhiều hình thức việc làm mới. Do đó, đòi hỏi sẽ phải điều chỉnh chính sách việc làm hiện có như thế nào, cũng là vấn đề lý luận được đặt ra; hay những tác động của kỹ thuật số, khiến rất nhiều ngành nghề thay đổi, nhiều dự báo cho rằng một số ngành sử dụng nhiều lao động sẽ bị quá trình tự động hóa, các thiết bị công nghệ mới làm giảm số lao động, dẫn đến nguy cơ sa thải lao động hàng lọat, xử lý lao động thất nghiệp sẽ ra sao là những thực tế đặt ra trong thời gian tới…
“Đặc biệt, mọi chính sách kinh tế - xã hội phải hướng vào vì con người và do con người và coi đầu tư vào con người là đầu tư cho phát triển nên cần được ưu tiên để “tăng cường khả năng và mở rộng cơ hội lựa chọn cho con người”. Cùng với đó, đảm bảo công bằng xã hội trong tăng trưởng bao trùm và phát triển bền vững các mục tiêu, chỉ tiêu về lao động - việc làm phải gắn trực tiếp với mục tiêu phát triển kinh tế. Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt; cải cách chính sách bảo hiểm thất nghiệp, hướng tới các giải pháp duy trì, bảo đảm việc làm cho người lao động, hạn chế thất nghiệp. Xây dựng và hoàn thiện các thiết chế cơ bản của quan hệ lao động và các tiêu chuẩn lao động…” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, chia sẻ.
Được biết, kết quả khảo sát sẽ được dùng để xây dựng chiến lược về an sinh xã hội trong giai đoạn 2021- 2026, trên cơ sở đó đề xuất, bổ sung, phát triển những vấn đề lý luận thực tiễn vào Dự thảo Văn kiện chuẩn bị trình Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
Chí Tâm
Từ khóa:
-
Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024”: Tôn vinh các điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
16-11-2024 12:05 10
-
Chiến thắng Bình Giã- mốc son lịch sử
16-11-2024 05:44 51
-
Các nhà lãnh đạo trẻ khát vọng xây dựng một ASEAN kết nối và sáng tạo hơn
16-11-2024 05:44 41
-
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
05-11-2024 14:56 51
-
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Cần tập trung vào Đề án phát triển nhân lực chất lượng cao
04-11-2024 20:35 46
-
Phát huy vai trò công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng (Bài 2)
16-10-2024 15:40 32