Tham dự Hội nghị có TS. Nguyễn Hồng Minh – Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, ông Trần Thanh Đức, Phó chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, đại diện các Cục việc làm, Quản lý lao động ngoài nước cùng các lãnh đạo các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố, Bộ ngành thuộc khu vực phía Nam và các đơn vị doanh nghiệp tham dự.
Ông Vũ Xuân Hùng - Vụ trưởng Vụ đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã trình bày báo cáo đánh giá công tác tuyển sinh, thi tốt nghiệp và giải quyết việc làm; phương hướng , nhiệm vụ năm 2018 về giáo dục nghề nghiệp.
Theo đó, tính đến tháng 12/02017, cả nước có 1.974 cơ sở GDNN, trong đó, có 388 trường cao đẳng, 551 trường trung cấp và 1.035 trung tâm GDNN. Kết quả trong năm đã tuyển sinh đào tạo hơn 2,2 triệu người, đạt 100,2% kế hoạch (trong đó trình độ cao đẳng và trung cấp khoảng 540.400 người). Những ngành, nghề có kết quả tuyến sinh cao, đó là nghề: Điện công nghiệp, Công nghệ ô tô, Điện tử công nghiệp, Hàn, Quản trị mạng, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật sửa chữa, Lắp ráp máy tính… Bên cạnh những ngành nghề tuyển sinh đạt kết quả cao có những ngành nghề khó tuyển sinh, đặc biệt là những ngành học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm như: Khoan nổ, mìn, Công nghệ mạ, Chế tạo khuân mẫu.
Còn về công tác tuyển sinh tại 45 trường được lựa chọn ưu tiên đầu tư thành trường chất lượng cao vào năm 2020, tổng số tuyển sinh là 158.536 người (tăng 5% so với năm 2016); trong đó cao đẳng và trung cấp chiếm 34%, trình độ sư cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác chiếm 66%, so với tổng số tuyển sinh trên cả nước, tuyển sinh tại 45 trường chiếm 7,5%.
Toàn cảnh Hội nghị
Theo đánh giá, trong năm 2017, công tác tuyển sinh đã có những chuyển biến tích cực, đạt chỉ tiêu kế hoạch, nhất là tuyển sinh trung cấp đầu vào là THCS, chất lượng đào tạo được cải thiện. Tỷ lệ học sinh tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp đạt trên 70%, ở một số ngành nghề trên 90% với mức thu nhập từ 7-10 triệu đồng/tháng; Các trường đã từng bước chuẩn bị được các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và bộ chương trình chuyển giao để triển khai đào tạo thí điểm theo tiêu chuẩn Úc từ tháng 1.2018.Tuy nhiên, trong năm 2017, hoạt động giáo dục nghề nghiệp cũng đang gặp phải không ít vướng mắc.
Ông Vũ Xuân Hùng cho biết: Năm 2017 là năm đầu tiên triển khai tuyển sinh, đào tạo theo quy định Luật Giáo dục nghề nghiệp, vì vậy nhiều cơ sở GDNN còn lúng túng, vướng mắc như việc xét tuyển người học vào cao đẳng qua kỳ thi đại học, chuyển đổi chương trình đào tạo theo hướng thực hành, chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo, thiếu tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo. Nhiều cơ sở GDNN tuyển không đủ chỉ tiêu, thậm chí có trường tuyển sinh được rất thấp. Mạng lưới GDNN còn cồng kềnh, chồng chéo, trùng lặp ngành, nghề đào tạo...".
TS. Nguyễn Hồng Minh - Tổng cục trưởng Tổng cục GDND và lãnh đạo các Cục Việc làm, Quản lý lao động ngoài nước chứng kiến lễ ký kết hợp tác đào tạo gữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các doanh nghiệp
Nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp đã ký được các đơn đặt hàng đào tạo ngườn nhân lực trong năm 2018 tại Hội nghị tuyển sinh
Trước những vấn đề khúc mắc trong công tác tuyển sinh được các trường nghề đặt ra, TS. Nguyễn Hồng Minh – Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết: Trong công tác giáo dục nghề nghiệp hiện nay, điều quan trọng là đào tạo phải có việc làm, mang lại thu nhập tốt cho cá nhân và gia đình.“Nếu chất lượng đào tạo tốt, người học ra trường có việc làm tốt, thu nhập thì đương nhiên các trường sẽ tạo ra được sự bứt phá trong công tác tuyển sinh.
Cũng theo ông Minh, hiện nay các trường đều báo cáo là tuyển đủ, tuyển tốt, đào tạo tốt, nhưng trên thực tế, khi điểm tra, chất lượng đào tạo và số lượng người học đều không đạt được như đã báo cáo. Vì vậy, về lâu về dài sẽ ảnh hưởng đến xã hội”.
TS. Nguyễn Hồng Minh cũng đề nghị các trường phải coi công tác tuyển sinh là phần ngọn, giải quyết việc làm, đầu ra mới là phần gốc của vấn đề. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng nên mạnh dạn cam kết học sinh ra trường, sinh viên có việc làm, thậm chí có việc làm ngay khi còn ngồi trên giảng đường. Đồng thời thông báo cụ thể và có cam kết gành nào có việc làm sau khi ra trường, mức lương bao nhiêu, nếu không làm được thì sẽ phải hoàn trả toàn bộ học phí.
Tại hội nghị, có gần 20 bài tham luận của các địa phương, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các đơn vị tuyển dụng đánh giá về kết quả tuyển sinh, tốt nghiệp và giải quyết việc làm cũng như nêu lên những kiến nghị, đề xuất các giải pháp trong công tác tuyển sinh, tốt nghiệp và giải quyết việc làm cho sinh viên trong năm 2018.
Tại hội Hội nghị Ban tổ chức cũng đã chứng kiến lễ ký kết hợp tác giữa Tổng cục giáo dục nghề nghiệp với một số cơ quan, tổ chức có liên quan và ký kết hợp tác giữ một số cơ sở GDNN với các doanh nghiệp về tuyển sinh, tổ chức đào tạo, tuyển sung sau tốt nghiệp…
Vương Linh
-
Trường Trung cấp Lục Yên gắn đào tạo với giải quyết việc làm
26-11-2024 14:10 53
-
Trường đại học Lao động - Xã hội và Công ty Cổ phần Phát triển Liên Việt ký kết bản ghi nhớ hợp tác nhằm thành lập Trung tâm Giáo dục Quốc tế tại Việt Nam
26-11-2024 10:31 07
-
Việt Nam có trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ công trình xanh EDGE uy tín toàn cầu
25-11-2024 19:40 02
-
Nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính Trường Cao đẳng nghề TP.HCM đã đạt chuẩn kiểm định
18-11-2024 11:01 13
-
Khởi động Chương trình INTENSE: Cơ hội học tập việc làm cho sinh viên Việt Nam
18-11-2024 10:56 45
-
Trường Trung cấp Kỹ thuật – Nghiệp vụ Kiên Giang long trọng tổ chức Lễ Khai giảng năm học 2024 – 2025
15-11-2024 13:33 00