Đào tạo nguồn nhân lực - “chìa khóa mở cửa” đón “sóng” đầu tư mới từ Nhật Bản
(LĐXH)- "Có thể nói, việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, có kỹ năng tay nghề cao đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp chính là “chìa khóa mở cửa” thị trường Việt Nam cho doanh nghiệp Nhật Bản tiếp cận và đầu tư" – Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Trương Anh Dung, cho biết.
Chiều 20/1/2021, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với Bộ Lao động – TBXH và các bên liên quan tổ chức cuộc họp về vấn đề chuẩn bị nguồn nhân lực cho làn sóng đầu tư mới.
Ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), cho biết: Việt Nam đang cấp thiết chuẩn bị đón “làn sóng” đầu tư từ doanh nghiệp FDI nói chung và doanh nghiệp đến từ Nhật Bản nói riêng. Để đón đầu làn sóng này, thu hút các “đại bàng” đến làm tổ, cần có các giải pháp thích hợp, chuẩn bị kỹ lưỡng ở nhiều lĩnh vực như năng lượng, nguồn nhân lực, nguồn lực kinh tế… Trong đó, quan trọng và cấp thiết nhất là đào tạo nguồn nhân lực.
Ông Hironobu Kitagawa, Trưởng đại diện văn phòng Jetro Hà Nội, chia sẻ: Việt Nam có những ưu thế nổi trội so với các nước trong khu vực như nguồn nhân lực trẻ dồi dào, chi phí nhân công ở mức rẻ, chất lượng nhân công tốt… Điều đó đã khiến Việt Nam trở thành điểm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp Nhật Bản.” –về “khẩu vị đầu tư” của DN Nhật Bản.
Ông Hironobu Kitagawa cho biết, theo các cuộc khảo sát, phần lớn các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có số lượng cán bộ công nhân viên dưới 1.000 nhân viên chiếm 83% thuộc 2 lĩnh vực sản xuất và phi sản xuất. Trong đó, Việt Nam cần chú trọng hơn đến đào tạo nhân lực trong lĩnh vực phi sản xuất.
Trên cương vị đại diện cho doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam, ông Hironobu Kitagawa cũng bày tỏ kỳ vọng ở sự tăng trưởng của thị trường nội địa, tăng tỷ lệ xuất khẩu, mở rộng hoạt động sản xuất trong lĩnh vực bán hàng (dịch vụ), đồng thời nhấn mạnh rằng việc dịch chuyển sản xuất đối với các doanh nghiệp Nhật Bản không chỉ đơn thuần về mặt sản xuất mà còn là dịch chuyển về mặt thị trường, hàng hóa…
Thực tế cho thấy, Việt Nam đang là “điểm đến lý tưởng” cho các doanh nghiệp Nhật Bản, đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức không nhỏ đối với hệ thống đào tạo, giáo dục nghề nghiệp ở nước ta hiện nay. Có thể nói, việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, có kỹ năng tay nghề cao đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp chính là “chìa khóa mở cửa” thị trường Việt Nam cho doanh nghiệp Nhật Bản tiếp cận và đầu tư.
Nhìn nhận một cách khách quan, thị trường lao động Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề như chi phí nhân công đang có xu hướng tăng , tỷ lệ lao động thôi việc khá cao, nguồn nhân lực phục vụ cho nguồn công nghiệp hỗ trợ còn chưa đáp ứng đc nhu cầu cả về số lượng và chất lượng…
Trong đó, việc “bắt tay” với doanh nghiệp trong suốt quá trình từ xây dựng khung chương trình, đào tạo cho đến đánh giá chất lượng đào tạo… được chú trọng đặc biệt. Tổng Cục trưởng Trương Anh Dũng bày tỏ mong muốn trong thời gian tới, đáp ứng đủ số lượng cũng như chất lượng về nguồn lao động có kỹ năng tay nghề cho doanh nghiệp Nhật Bản.
“Hiện nay, Việt Nam có hơn 1.000 trường cao đẳng, trung cấp, trung tâm dạy nghề. Trung bình mỗi năm, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển sinh hơn 2,2 triệu học sinh, sinh viên, trong đó có 130 ngành nghề trọng điểm như cơ khí, tự động hóa, điện điện tử, CNTT… phục vụ cho cách mạng công nghệ 4.0. Đặc biệt, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã xây dựng app “chọn nghề”, chia sẻ thông tin về hệ thống đào tạo nghề của Việt Nam” – Cục trưởng Trương Anh Dũng, cho biết thêm.
Đồng thời, tạo điều kiện cho người lao động học tập, tu nghiệp tại các công ty mẹ tại Nhật Bản. Không chỉ dừng lại ở hình thức xuất khẩu lao động phổ thông, các doanh nghiệp bày tỏ mong muốn, đào tạo được lao động Việt Nam có trình độ cao, có kiến thức, kinh nghiệm, trực tiếp để quay về phục vụ cho đất nước cũng như các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam. Bởi lẽ, bộ phận nhân lực này có khả năng đào tạo lại kỹ năng cho những lao động khác, tạo nên một hệ thống “người trước đào tạo người sau” trong chính các doanh nghiệp. Tận dụng những kỹ năng, kinh nghiệm của lao động đã làm việc tại Nhật Bản.
Bên cạnh đó, xây dựng cơ sở dữ liệu về lao động Việt Nam tại nước ngoài nhằm kết nối hỗ trợ lao động với doanh nghiệp. Công nhận kỹ năng trình độ cho lao động phổ thông đã làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp tại Nhật Bản, tạo điều kiện công việc phù hợp cho lao động sau khi về nước (làm việc tại các nhà máy của Nhật Bản tại Việt Nam).
Chí Tâm
Từ khóa:
-
Trường Trung cấp Lục Yên gắn đào tạo với giải quyết việc làm
26-11-2024 14:10 53
-
Trường đại học Lao động - Xã hội và Công ty Cổ phần Phát triển Liên Việt ký kết bản ghi nhớ hợp tác nhằm thành lập Trung tâm Giáo dục Quốc tế tại Việt Nam
26-11-2024 10:31 07
-
Việt Nam có trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ công trình xanh EDGE uy tín toàn cầu
25-11-2024 19:40 02
-
Nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính Trường Cao đẳng nghề TP.HCM đã đạt chuẩn kiểm định
18-11-2024 11:01 13
-
Khởi động Chương trình INTENSE: Cơ hội học tập việc làm cho sinh viên Việt Nam
18-11-2024 10:56 45
-
Trường Trung cấp Kỹ thuật – Nghiệp vụ Kiên Giang long trọng tổ chức Lễ Khai giảng năm học 2024 – 2025
15-11-2024 13:33 00