Đẩy mạnh truyền thông về an toàn và sức khỏe cho lao động trẻ
(LĐXH) – Chiều ngày 30/11, Bộ Lao động – TBXH phối hợp với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tổ chức cuộc họp tham vấn xây dựng, đề xuất về Chiến lược truyền thông về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, tập trung vào lao động trẻ trong khu vực kinh tế phi chính thức.
Đây là hoạt động trong khuôn khổ Dự án “An toàn và sức khỏe cho người lao động - an toàn và sức khỏe cho lao động trẻ” do Bộ Lao động Hoa Kỳ tài trợ cho Chính phủ Việt Nam thông qua tổ chức Lao động quốc tế (ILO).
Dự án “An toàn và sức khỏe cho người lao động - an toàn và sức khỏe cho lao động trẻ” được thực hiện tại 4 tỉnh (Đà Nẵng, Phú Thọ, Bình Thuận, Hưng Yên) và tập trung vào khu vực phi kết cấu với các ngành nông nghiệp, xây dựng, làng nghề. Mục tiêu tổng thể là cải thiện ATVSLĐ cho người lao động, đặc biệt cho lao động trẻ từ độ tuổi lao động tối thiểu đến 24 tuổi và xây dựng văn hóa phòng ngừa ở Việt Nam. Mục tiêu cụ thể của dự án là: Thứ nhất, cải thiện công tác thu thập và sử dụng số tài liệu về an toàn vệ sinh lao động, đặc biệt là số liệu về lao động trẻ ở Việt Nam. Thứ hai, cải thiện các quy định và chương trình về an toàn vệ sinh lao động để giải quyết những vấn đề về an toàn và sức khỏe cho người lao động, đặc biệt là lao động trẻ. Thứ ba, nâng cao năng lực cho cơ quan quản lý nhà nước và các đối tác xã hội để thúc đẩy, thi hành tuân thủ luật và các quy định về an toàn vệ sinh lao động, đặc biệt liên quan tới lao động trẻ ở Việt Nam. Thứ tư, nâng cao hiểu biết và nhận thức cho lao động trẻ ở Việt Nam, về các mối nguy hại và rủi ro đặc thù tại nơi làm việc.
Phát biểu tại cuộc họp ông Hà Tất Thắng, Cục Trưởng Cục An toàn lao động (Bộ LĐTBXH) cho biết: Những năm qua, Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong công tác truyền thông nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, người sử dụng lao động và người lao động về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), với nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: tuyên truyền trên Đài truyền hình, đài phát thanh, trên các báo, tạp chí…; Tổ chức các hội thi tìm hiểu pháp luật về ATVSLĐ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các trường dạy nghề… Tuy đã đạt được một số kết quả tích cực, nhưng nhìn chung nội dung thông tin, tuyên truyền còn mang tính chung chung, nêu vấn đề; chưa nhiều những nội dung thông tin, tuyên truyền có tính định hướng, hướng dẫn; các ấn phẩm tài liệu tuyên truyền cũng chưa được phân loại cụ thể đến từng nhóm đối tượng cụ thể đặc biệt là đối tượng lao động, nông dân, ngư dân... Người lao động vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATVSLĐ, vẫn tuân thủ các quy định này theo cách chống đối, không xuất phát từ ý thức bảo vệ bản thân và gia đình. Vì vậy, ông Hà Tất Thắng đề nghị tổ chức Lao động quốc tế phối hợp, hỗ trợ Việt Nam trong việc xây dựng Chiến lược truyền thông về an toàn vệ sinh lao động nói chung, cũng như an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tập trung vào lao động trẻ khu vực phi chính thức.
Tại cuộc, họp chuyên gia của Tổ chức Lao động quốc tế cho biết, qua quá trình khảo sát thực tế tại Việt Nam, kết quả cho thấy phần lớn các báo cáo, sách và nghiên cứu về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cũng như các video và khảo sát trực tuyến và ngoại tuyến về các hoạt động này đều thiên về nội dung kỹ thuật và theo định hướng chính sách; các tài liệu được rà soát chưa đưa ra ý tưởng tận dụng các trình duyệt tìm kiếm, truyền thông đa phương tiện, truyền thông xã hội di động hay các phương pháp kết nối qua mạng, các công cụ và cách tiếp cận nhằm hướng tới đối tượng lao động trẻ trên toàn quốc. các tài liệu này không còn phù hợp với tình hình hiện tại, do được xây dựng trong các dự án/chương trình có tính liên quan không lớn, thiết kế cho một vùng cụ thể và khung thời gian tham chiếu cụ thể, cho các ngành nghề riêng và/hoặc được nhiều chủ thể trong nước và quốc tế. Chỉ có một số ít các tài liệu tham khảo – cả trực tuyến và ngoại tuyến tập trung vào các hoạt động truyền thông trong lĩnh vực an toàn và sức khỏe nghề nghiệp hướng tới đối tượng là lao động trẻ.
Các chuyên gia ILO cũng đưa ra một số khuyến nghị về Chiến lược truyền thông về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tập trung vào lao động trẻ trong khu vực kinh tế phi chính thức như: sử dụng công cụ di động/mạng xã hội; thông điệp phát nhanh; Thông điệp bằng hình ảnh; Các công cụ truyền thông truyền thống; sử dụng hình tượng công chúng…
Tại cuộc họp các đại biểu cũng thảo luận và đưa ra một số ý kiến đóng góp cho Chiến lược truyền thông như: truyền thông qua hệ thống loa phát thanh; đưa nội dung an toàn vệ sinh lao động vào trong chương trình học phổ thông, học nghề; truyền thông thông qua các các tổ chức như hội nông dân, các hợp tác xã; qua hoạt động của thanh niên…/.
Nguyễn Hiền
Từ khóa:
-
Tiếp viên hàng không bỏ nghề về nuôi lợn kiếm tiền khủng
11-01-2025 08:31 28
-
Đảm bảo công tác an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội
03-01-2025 12:03 18
-
Hà Nội thực hiện hiệu quả các giải pháp phát triển lao động
10-01-2025 11:07 44
-
Phú Thọ tích cực thu thập thông tin về người lao động, góp phần hỗ trợ việc làm bền vững
17-12-2024 16:44 28
-
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Lai Châu: Tăng cường các hoạt động hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
12-12-2024 15:34 57
-
Huyện Định Hóa: Tăng cường hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
30-12-2024 15:09 04
English Review
Many important results in vocational training in Vietnam
English Review | 07-01-2025 14:13 46