Doanh nghiệp số cần đổi mới sáng tạo để phát triển trong thời đại kỷ nguyên số
(LĐXH) Sáng 26/10/2018, tại Trung Tâm hội nghị Quốc tế, Hà Nội đã diễn ra Hội thảo "Doanh nghiệp số và đổi mới sáng tạo". Chương trình do Viện nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh phối hợp cùng Hiệp hội Internet Việt Nam tổ chức với sự tham gia của gần 400 đại biểu.
Nhận thấy tầm quan trọng của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong thời đại mới, Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và Cạnh tranh phối hợp với Hiệp hội Internet Việt Nam cùng các cơ quan liên quan tổ chức chương trình Hội thảo doanh nghiệp số và đổi mới sáng tạo nhằm giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể về phát triển bền vững cũng như lợi thế bền vững đến từ sự sáng tạo.
Hội thảo bao gồm 2 phiên với chuyên đề "Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và thời đại số" và "Số hóa doanh nghiệp Việt Nam và quốc gia khởi nghiệp".
Phát biểu khai mạc Hội thảo,PGS. TS Lê Văn Nam – Chủ tịch Hội đồng Viện Nghiên cứu Chiến lược và Cạnh tranh cho rằng, muốn tồn tại và phát triển trong thời đại kỷ nguyên số, doanh nghiệp phải thay đổi, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất và quản trị. Đổi mới sáng tạo đã tạo ra và duy trì năng lực sản xuất có chiều sâu, nâng cao sức cạnh tranh, đẩy mạnh hợp tác đổi mới sáng tạo, kết nối các ngành kinh tế, hình thành các chuỗi giá trị khu vực, tham gia hiệu quả vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Những năm gần đây, kinh tế Việt Nam đã liên tục đạt được những bước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt năm 2017, tăng trưởng GDP đạt 6,81%, cao nhất trong 10 năm qua. Năng lực cạnh tranh của Việt Nam tăng 5 bậc (đứng thứ 55/137 quốc gia), chỉ số đổi mới sáng tạo tăng 12 bậc, chỉ số tín nhiệm quốc gia từ ổn định lên tích cực, đồng tiền Việt Nam ổn định nhất khu vực châu Á, chỉ số phát triển bền vững của Việt Nam tăng 20 bậc. Có được các kết quả trên là nhờ vào những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế, áp dụng những thành tựu của cách mạng công nghệ 4.0, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo trong thời đại kỷ nguyên số.
Bắt đầu phiên chuyên đề đầu tiên với chủ đề: "Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và thời đại số", bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số đã khái quát thực tế ứng dụng số hóa trong doanh nghiệp Việt Nam.
Theo bà Nguyễn Thị Minh Huyền : “phát triển kinh tế số ở Việt Nam còn một số hạn chế, hạ tầng công nghệ số còn thấp, một số chỉ số thấp hơn mức trung bình của khu vực, như: dân số vùng thành thị chỉ đạt 35% (mức trung bình khu vực là 46%); tỷ lệ sử dụng 4G đạt 4% (mức trung bình khu vực là 59%). Ngoài ra, hạ tầng hỗ trợ tỷ lệ thanh toán online thấp, chỉ chiếm khoảng 10%...”,
Bên cạnh đó, theo Khảo sát của Bộ Công Thương về mức độ sẵn sàng tiếp cận CMCN 4.0 của các doanh nghiệp công nghiệp cho thấy, có đến 61% doanh nghiệp đứng ngoài cuộc, 21% doanh nghiệp có sự chuẩn bị bắt đầu, 18% doanh nghiệp sẵn sàng cho việc chuyển đổi số. Các doanh nghiệp khối thương mại và dịch vụ có mức độ tiếp cận và sẵn sàng cho việc chuyển đối số cao hơn.
Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thị Minh Huyền chia sẻ, các doanh nghiệp/tổ chức cần đổi mới sáng tạo theo xu hướng chuyển đổi số. Tức là, bằng việc ứng dụng công nghệ số trong các hoạt động của doanh nghiệp/tổ chức, như: sản xuất, kinh doanh, kho vận, chăm sóc khách hàng… để đạt được những lợi ích lớn.
Cụ thể, 5 lợi ích các doanh nghiệp/ tổ chức có thể đạt được thông quá chuyển đổi số, đó là: Tăng tỷ suất lợi nhuận; Tăng năng suất; Giảm chi phí; Tăng doanh thu từ các sản phẩm, dịch vụ mới; Tăng doanh thu từ các sản phẩm, dịch vụ cũ và tăng lòng trung thành của khách hàng.
Bổ sung ý kiến, ông Lê Văn Lợi, Viện trưởng Viện Tin học Doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khuyến nghị: Mỗi doanh nghiệp cần có 1 chữ ký số và có ít nhất 1 kết nối Internet; Nhân viên của doanh nghiệp được định danh bởi 1 số điện thoại di động, 1 địa chỉ email (phải đạt trên 80%) và sử dụng email để trao đổi thông tin trong doanh nghiệp.
Đồng thời, tất cả các nhân viên bán hàng đều sử dụng mạng xã hội để quảng bá thương hiệu, sản phẩm, chăm sóc khách hàng, như: facebook, Zalo, linkedin, Twitter… Và phải có ít nhất 20 nhân viên biết sử dụng tiếng Anh để giao tiếp với khách hàng thông qua thư tín.
Còn theo ông Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Công ty cổ phần Misa, thì các doanh nghiệp nên đưa công nghệ blockchain vào quản trị điều hành doanh nghiệp.
Bởi hiện nay, các xu hướng ứng dụng bockchain mang lại rất nhiều tiện ích cho người dùng, như: trong việc đi lại người dùng có thể sử dụng blockchain để chứng thực quyền sở hữu xe tự lái, trong dịch vụ tài chính ứng dụng blockchain giúp lưu thông tài chính nhanh hơn, rẻ hơn có thể tiết kiệm hàng tỷ đô la chi phí chuyển tiền hay trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe ứng dụng blockchain giúp thông tin sức khỏe của bệnh nhân được mã hóa, chỉ có thể chia sẻ được với bác sỹ liên quan, không bị rò rỉ dữ liệu.
Chương trình có sự đồng hành của các đơn vị: Tổng công ty Khí Việt Nam - Công ty Cổ phần; Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - Công ty Cổ phần.
Thảo Lan
Từ khóa:
-
Amway Việt Nam lần thứ 21 vinh dự nhận giải thưởng sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng
14-01-2025 17:18 49
-
Điểm mặt loạt doanh nghiệp bị xử phạt và truy thu thuế hàng tỷ đồng
14-01-2025 14:36 32
-
Năm 2024, Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam đạt doanh thu trên 35 nghìn tỷ đồng
14-01-2025 14:35 24
-
'So găng' lợi nhuận nhóm ngân hàng Big 4
13-01-2025 08:30 54
-
Chuyên gia KT Cấn Văn Lực: GDP có thể tăng trưởng 8% năm 2025
13-01-2025 08:30 49
-
Tết vui cùng Pumabooks: Lan tỏa giá trị lì xì sách
12-01-2025 14:56 07